游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:25:19
Theỗxuấtkhẩubịvướngvềkiểmdịchthựcvậkèo nhà càio Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, từ ngày 10-1, Cảng Quy Nhơn- Bình Định yêu cầu các doanh nghiệp ngành gỗ Bình Định phải thực hiện kiểm dịch thực vật trước khi làm thủ tục thông quan đối với đỗ gỗ xuất khẩu đến các quốc gia không yêu cầu kiểm dịch thực vật và doanh nghiệp nhập khẩu, hợp đồng nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thực vật. Kiểm dịch thực vật đối với đồ gỗ xuất khẩu nhất là trong thời gian cao điểm mua hàng đã gây ra tình trạng ùn ứ hàng tại cửa khẩu, rớt hàng tại cảng xuất do không kịp làm thủ tục kiểm dịch thực vật vào ban đêm, ngày nghỉ, ngày lễ, khiến doanh nghiệp tốn thêm nhiều chi phí.
Trao đổi với phóng viên báo Hải quan, ông Phạm Hoài Thanh, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn cho biết, cơ quan Hải quan thực hiện theo văn bản số 89/BTC-TCHQ ngày 3-1-2014 của Bộ Tài chính và văn bản số 4232/BNN-BVTV ngày 26-11-2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các quy định này nhằm hạn chế các lô hàng gỗ xuất khẩu bị trả lại.
Khi triển khai quy định này, do quy định của cơ quan kiểm dịch thực vật phải có bill hàng mới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nên có ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng của các doanh nghiệp.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Chi cục Hải quan cảng Quy Nhơn đã phối hợp với cơ quan kiểm dịch thực vật để đẩy nhanh thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng rớt hàng của doanh nghiệp. Đồng thời, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn báo cáo các vướng mắc liên quan để cơ quan cấp xem xét, tháo gỡ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện nay, các sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam bao gồm gỗ ngoài trời, đồ gỗ trong nhà và đồ thủ công mỹ nghệ được quy định tại Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT ngày 15-8-2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong quá trình chế biến các sản phẩm gỗ này đều được ngâm tẩm, xử lý ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm, phun màu hoặc sơn phủ bề mặt, nhúng dầu bảo quản.
Quy trình công nghệ này đã được công nhận thực hiện, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn, các quy định pháp luật nghiêm ngặt của các quốc gia nhập khẩu mà không có bất kỳ yêu cầu kiểm dịch thực vật nào đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định, hiện tại, chi phí kiểm dịch thực vật là chi phí lớn nhất so với các chi phí khác đối với hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ thực vật, nếu thêm chi phí kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu khiến chi phí tiếp tục đội lên cao. Bản thân gỗ nguyên liệu đã được thực hiện kiểm dịch thực vật, trong quá trình chế biến xuất khẩu lại phải kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu là trùng lặp, tăng chi phí cho doanh nghiệp. Việc triển khai Thông tư 40 đã làm phát sinh thêm nhiều chi phí, tốn kém thời gian, làm chậm tiến độ giao hàng, đơn hàng bị hủy, gây tổn hại và uy tín cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Từ những vướng mắc trên, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, sửa đổi Thông tư 40, không đưa các sản phẩm thực vật vào danh mục vật thể thực vật, Đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan phân luồng Xanh đối các sản phẩm gỗ xuất khẩu…/.
Lê Thu
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接