Nhiều khoản nợ quá hạn cưỡng chế
Cục Hải quan Lào Cai vừa công khai thông tin nợ thuế đối với các doanh nghiệp nợ thuế,ảiquanápdụnglinhhoạtcácbiệnphápthuhồinợthuếbda anh nợ phạt tháng 1/2022. Cụ thể, tại Cục Hải quan Lào Cai có 42 doanh nghiệp nợ thuế, nợ phạt (tính đến tháng 1/2022) với tổng số tiền 397,59 tỷ đồng. Trong đó có nhiều doanh nghiệp có số nợ lên tới vài chục tỷ đồng.
Điển hình là Công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Lào Cai nợ hơn 67,48 tỷ đồng. Tiếp theo là Công ty TNHH xây dựng Lan Anh nợ hơn 56,2 tỷ đồng, Công ty TNHH Thùy Linh nợ hơn 52,78 tỷ đồng, Công ty cổ phần Khai khoáng Minh Đức nợ hơn 52,75 tỷ đồng, Công ty TNHH Thương mại Hoàng Lan nợ hơn 52 tỷ đồng, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hưng Yên nợ hơn 47 tỷ đồng. Các doanh nghiệp nợ dưới 20 tỷ đồng như: Công ty Phát triển số 1 nợ hơn 17 tỷ đồng, Công ty TNHH Ngọc Sơn nợ hơn 14,7 tỷ đồng, Công ty TNHH Thương mại Kim Liên nợ hơn 10,59 tỷ đồng, Công ty Xuất nhập khẩu nông lâm nghiệp Hoàng Kim nợ hơn 9,6 đồng... Hầu hết doanh nghiệp nợ thuế từ lâu và đang bị Cục Hải quan Lào Cai thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Nguồn: Luật Quản lý thuế 2019 Đồ họa: Hồng Vân |
Cục Hải quan Quảng Trị cũng vừa công khai thông tin danh sách 11 doanh nghiệp nợ thuế, với tổng số nợ thuế hơn 8,2 tỷ đồng tính đến 15/1/2022. Trong số các doanh nghiệp trên có 2 doanh nghiệp có số nợ thuế hơn 1 tỷ đồng gồm: Công ty TNHH thương mại dịch vụ ô tô Đô Thành (hơn 166 tỷ đồng); Công ty CP gương kính Việt Mỹ (hơn 4 tỷ đồng). Hiện Cục Hải quan Quảng Trị không còn phát sinh nợ xấu. Số nợ thuế trên phát sinh khoảng từ năm 2001-2005. Các doanh nghiệp này đều đã phá sản, giải thể, thuộc diện nợ quá hạn cưỡng chế.
Trên địa bàn Lạng Sơn, số nợ thuế phát sinh được ghi nhận vào năm ngoái khoảng trên 186 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là nhóm nợ đang chờ xét miễn giảm, khoanh nợ, xóa nợ. Còn lại khoảng trên 700 triệu đồng nợ phạt vi phạm hành chính là khoản nợ của các tổ chức, cá nhân chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; nợ có khả năng thu gần 3,1 tỷ đồng chủ yếu do phát sinh phạt chậm nộp, ấn định thuế sau tham vấn, kiểm tra sau thông quan...
Theo đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn, số nợ thuế của các doanh nghiệp còn đọng lại hầu hết đều rơi vào tình trạng khó đòi. Có doanh nghiệp nợ thuế cả năm, đơn vị đã gửi văn bản cũng như gặp trực tiếp doanh nghiệp để đôn đốc nhưng doanh nghiệp đưa ra nhiều lý do để chây ỳ trong việc trả nợ.
Mạnh tay để răn đe
Trước tình trạng “khuyên không được, bảo không xong”, để đảm bảo số nợ thuế giảm và không phát sinh thêm, các đơn vị hải quan đã tập trung triển khai nhiều biện pháp mạnh nhằm thu hồi nợ thuế một cách hiệu quả.
Quản lý nợ thuế của ngành Hải quan phù hợp điều kiện thực tiễnPhương châm cơ bản cần là tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế nói chung và chấp hành nộp thuế nói riêng; đôn đốc thường xuyên và kịp thời để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; nghiêm túc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với những trường hợp cố tình chây ỳ nợ thuế; tạo điều kiện thuận lợi để những người nộp thuế gặp khó khăn khách quan có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh việc số hóa để có thể nhận diện đúng đối tượng và áp dụng đúng biện pháp, đúng thời điểm, qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Thêm vào đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ cũng là giải pháp vừa cấp bách, vừa căn cơ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển tạo tiền đề giảm nợ thuế. Có thể thấy các biện pháp thu nợ, quản lý nợ thuế của ngành Hải quan trong thời gian vừa qua phù hợp điều kiện thực tiễn. Việc đôn đốc thu nộp thuế đang được cơ quan hải quan thực hiện đúng Luật và phù hợp với các đối tượng trên cơ sở phân loại đối tượng nợ thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý nợ thuế. |
Cách đây vài ngày, Công ty TNHH Timatex (địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh) vừa nhận quyết định từ cơ quan hải quan cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của do có trên 72 tỷ đồng tiền thuế nợ quá 90 ngày. Trước đó vài tháng, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đã từng có biện pháp khá mạnh là cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Bao bì Giấy Song Mỹ (địa chỉ tại Tây Ninh, mã số thuế: 3900405420) để thi hành khoản nợ thuế gần 9 tỷ đồng.
Hải quan Lào Cai cũng từng ra “lệnh” cấm xuất cảnh với một cá nhân là đại diện pháp luật của Công ty TNHH đá mỹ nghệ Đại Long (Yên Bái) do đang nợ thuế. Hải quan Lạng Sơn chỉ tính nửa năm 2021 cũng cấm xuất cảnh 76 trường hợp.
Hiện nay, toàn ngành chỉ đạo các chi cục, đơn vị nghiệp vụ tập trung rà soát tất cả các trường hợp doanh nghiệp đang có nợ thuế quá thời hạn, đánh giá chi tiết từng khoản nợ, tình trạng thực tế của doanh nghiệp nợ… để xây dựng kế hoạch thu nợ đối với từng doanh nghiệp.
Các biện pháp “mềm dẻo” vẫn được ưu tiên triển khai như cử cán bộ công chức đến những địa phương mà doanh nghiệp nợ tiền thuế có trụ sở đăng ký kinh doanh để phối hợp với chính quyền, cơ quan công an địa phương trực tiếp đến đôn đốc, yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết thời hạn nộp tiền nợ thuế.
Đồng thời, các đơn vị cũng sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt để cưỡng chế thu hồi các khoản nợ. Trong đó, vừa qua các chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế đã ban hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoặc có văn bản đề nghị cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính về thuế theo quy định, cụ thể là ra quyết định tạm dừng hoạt động thông quan hàng hóa đối với các doanh nghiệp nợ thuế quá thời hạn.
Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố cũng thường xuyên báo cáo Tổng cục Hải quan để có văn bản đề nghị với cơ quan chức năng địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh để cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nợ thuế quá hạn. Song song với đó, các biện pháp cưỡng chế khác như dừng làm thủ tục, cấm xuất cảnh, trích tài khoản,…vẫn sẽ được cân nhắc áp dụng với các doanh nghiệp quá chây ỳ.
Hệ thống thu phí cảng biển vận hành suôn sẻTừ 16/2/2022, TP. Hồ Chí Minh chính thức triển khai vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên môi trường thật - không thu phí. Sau hơn 1 tuần vận hành đã có hơn 300 tờ khai hải quan được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện trên hệ thống kết nối của cơ quan hải quan. Trong thời gian thử nghiệm đến 15/3, các doanh nghiệp tham gia không phải trả bất kỳ khoản phí nào mà chỉ dành thời gian làm quen với hệ thống. Sau đó, kể từ 0h ngày 1/4, việc thu phí sẽ được áp dụng chính thức. Doanh nghiệp cảng biển tra cứu biên lai nộp phí tại cổng thông tin điện tử: https://thuphihatang.tphcm.gov.vn:8092/Home; doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo tờ khai phí tại: https://thuphihatang.tphcm.gov.vn:8081/Home. Số hotline hỗ trợ triển khai: 19001286, thời gian hoạt động 24/7. Về lâu dài, các đơn vị vận tải, logistics và doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi hạ tầng giao thông ra vào cảng được cải thiện. Các cảng sẽ phát triển đúng năng lực, nhờ vậy sẽ tăng thêm nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh nghiệp, VAT... |