【cúp quốc gia uruguay】Mở toang cánh cửa cho nhà đầu tư từ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển

  发布时间:2025-01-25 16:52:58   作者:玩站小弟   我要评论
Tàu Margrethe Maersk, dài 399 m, rộng 59 m, trọng tải hơn 214.000 tấn, thuộc nhó cúp quốc gia uruguay。
Tàu Margrethe Maersk,ởtoangcánhcửachonhàđầutưtừQuyhoạchpháttriểnhệthốngcảngbiểcúp quốc gia uruguay dài 399 m, rộng 59 m, trọng tải hơn 214.000 tấn, thuộc nhóm tàu container lớn nhất thế giới lần đầu cập Cảng quốc tế Cái Mép vào sáng 26/10/2020.

Theo thông tin của baodautu, Cục Hàng hải Việt Nam đang khẩn trương hoàn thiện để trình Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Đây là nhiệm vụ được chúng tôi ưu tiên dành nguồn lực để sớm cụ thể hóa hơn nữa lộ trình triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 22/9/2021”, ông Nguyễn Đình Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết.

Được biết, ngoài việc phải xây dựng được lộ trình triển khai lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành hàng hải nhằm chi tiết, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể, Cục Hàng hải Việt Nam được Bộ GTVT giao xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự ánnhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch.

Cần phải nói thêm rằng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nằm trong số 4/5 quy hoạch quốc gia do Bộ GTVT xây dựng được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành. Ba quy hoạch đã được phê duyệt còn lại là kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt. Riêng chuyên ngành còn lại về hàng không dự kiến được thông qua trong quý I/2022.

Đây là những nền tảng rất thuận lợi bởi có quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng tốt sẽ đảm bảo tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn, phát huy được lợi thế nổi trội từng vùng miền, kết nối được các trung tâm kinh tế, tạo ra không gian phát triển kinh tế mới, tạo ra nguồn lực và là cơ sở để hình thành các dự án tốt, hấp dẫn nhà đầu tư; đặc biệt sẽ phát huy đúng lợi thế của từng chuyên ngành nhằm góp phần giảm chi phí logistic, tối ưu hóa chi phí vận tải góp phần cải thiện năng lực canh tranh của nền kinh tế.

Điều đáng nói là cho đến thời điểm này, xét trên phạm vi cả nước đây cũng là những quy hoạch ngành đầu tiên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong số 38 quy hoạch ngành quốc gia sẽ phải hoàn thành theo Luật Quy hoạch.

Được biết, theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.

Trên cơ sở nhu cầu đầu tư phát triển theo lộ trình được quy hoạch, các dự án đầu tư công đã được nghiên cứu, đề xuất trong nghiên cứu quy hoạch nhằm phục vụ mục đích nêu trên. Các dự án đầu tư công được đề xuất theo tiêu chí tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng, ngăn cát, đường sau cảng, báo hiệu hàng hải…) phục vụ đồng thời cho nhiều cảng biển, khu bến, có mật độ tàu thông qua lớn; các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải kết hợp khẳng định, thực thi chủ quyền biển đảo (đèn biển, tàu tìm kiếm4 cứu nạn); đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải và quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại các khu vực cảng biển.

“Theo kết quả nghiên cứu trong quy hoạch về nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống cảng biển cho thời kỳ 2021-2030, tổng số vốn đầu tư cho các dự án đầu tư công theo các tiêu chí nêu trên khoảng 13.859 tỷ đồng cho giai đoạn năm 2021-2025 và 2.856 tỷ đồng cho giai đoạn 2026-2030”, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam thông tin.

Điểm nhấn trong kế hoạch, chính sách, giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chính là danh mục 7 dự án phát triển hạ tầng cảng biển sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách theo tiến độ quy hoạch được duyệt với nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 khoảng 150.357 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 khoảng 146.643 tỷ đồng. Trong số này có nhiều dự án đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước như khu bến cảng Lạch Huyện, cảng Trần Đề - Sóc Trăng, cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa, Cái Mép Hạ và hệ thống cảng cạn…

Ông Trần Văn Kỳ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hateco cho biết, ngay sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, doanh nghiệpđã kiến nghị Thủ tướng cho phép điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng biển Hải Phòng để có thể đón được siêu tàu tàu container đến 12.000 Teus hoặc đến 18.000 Teus.

“Không chỉ phù hợp với quy hoạch, việc tăng chiều dài tuyến bến từ 375m/bến lên 450m//bến và nâng cỡ tàu khai thác từ 6.000 Teus đến 18.000 Teus là rất cần thiết và phù hợp về mặt kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả khai thác cảng và khả năng cạnh tranh với các cảng quốc tế trong khu vực”, lãnh đạo Hateco thông tin.

Đánh giá cao về tiến độ xây dựng quy hoạch của Bộ GTVT, ông Trần Khánh Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam cho rằng, các quy hoạch giao thông tổng thể sẽ là tiền đề quan trọng để các tỉnh, thành cập nhật, xác định rõ hơn định hướng phát triển trong quy hoạch của địa phương mình.

“Kinh tế phát triển từ hoạt động giao thương không thể thiếu sự kết nối của các phương thức giao thông. Từ đó có thể thấy được, sự bứt tốc trong xây dựng quy hoạch của Bộ GTVT là vô cùng ý nghĩa”, ông Hoàng nói.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, trách nhiệm sắp tới của Bộ GTVT là phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch. Trong đó, xây dựng quy hoạch kĩ thuật chuyên ngành, chi tiết hơn, lộ trình cụ thể hơn. Đồng thời đề xuất với Chính phủ cơ chế huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách Nhà nước như vốn ODA, vốn các nhà đầu tư, vốn xã hội để thực hiện quy hoạch

“Chúng tôi sẽ sớm đề xuất cơ chế đặc thù để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để nhà đầu tư tiếp cận vốn, tạo “sân chơi” cho nguồn vốn xã hội hóa rót tiền đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được đề cập trong quy hoạch, tạo tiền đề phát triển cho đất nước”, Bộ trưởng Thể thông tin.

相关文章

最新评论