【bảng xếp hạng châu a】Thị trường giao dịch trên 40 ngàn tỷ đồng, blue
Cổ phiếu thuộc rổ VN30 bị xả cực lớn
VN30-Index đóng cửa phiên giao dịch hôm nay giảm 0,ịtrườnggiaodịchtrênngàntỷđồbảng xếp hạng châu a62%, VN-Index giảm 0,18% trong khi Midcap tăng 0,58%, Smallcap tăng 0,93%. Chỉ riêng sự khác biệt này cũng cho thấy biến động cổ phiếu giữa các nhóm là ngược chiều nhau.
Điểm khác biệt rõ nhất hôm nay là thanh khoản. Rổ VN30 giao dịch tăng vọt gần 35% về giá trị so với phiên hôm qua. Các nhóm midcap và smallcap cũng tăng 29% và 23% thanh khoản. Thế nhưng đa số cổ phiếu trong VN30 lại giảm giá (22/30 mã), trong khi cổ phiếu vừa và nhỏ lại tăng nhiều hơn.
Khi thanh khoản lên rất cao mà giá cổ phiếu không tăng, đó thường là biểu hiện của lực xả hàng. Hôm nay trong 22 mã giảm giá của rổ VN30, có 15 mã giảm trên 1%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và bảo hiểm bị ép giá sâu nhất. Điển hình là STB giảm 2,64%, TPB giảm 2,27%, MBB giảm 1,75% hay BVH giảm 2,02%.
Trong nhóm thanh khoản cao nhất thì HPG sụt giảm tới 2,35%, SSI giảm 1,23%, VHM giảm 1,33%.
Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Một biểu hiện khá dễ nhìn là VN30-Index trong 3 phiên vừa qua đã sụt giảm liên tục không có nhịp nghỉ nào, chỉ số điều chỉnh khoảng 1,39% giá trị. Trong vòng T+3, có tới 23/30 cổ phiếu của rổ thua lỗ, nặng nhất là HPG, MSN, GAS trung bình mỗi ngày mất đi 1% giá trị.
Nếu tính từ đầu tháng 11 tới nay, trong khi VN-Index leo ngày một cao, midcap, smallcap-Index tăng như vũ bão thì rổ VN30 lại có hơn một nửa (17 mã) đem lại thua lỗ và chỉ có 8 cổ phiếu đem lại lợi nhuận tối thiểu trên 2%.
Các thống kê này tiếp tục nói lên sự thất vọng đối với các cổ phiếu blue-chips trong ngắn hạn. Nhà đầu tư nắm giữ nhóm này tiếp tục rơi vào trạng thái đọng vốn hoặc thua lỗ, trong khi cơ hội đang tỏa sáng rực rỡ ở rất nhiều mã đầu cơ nhỏ.
Điều này tất yếu phát sinh sức ép tâm lý mạnh đối với các nhà đầu tư cầm cổ phiếu blue-chips. Không phải ngẫu nhiên các mã blue-chips tăng vọt thanh khoản hôm nay mà giá lại giảm la liệt. Đó là biểu hiện của việc nhà đầu tư bắt đầu thoát khỏi cổ phiếu blue-chips để cơ cấu danh mục sang các mã dễ tăng hơn.
Khối ngoại có là nguyên nhân?
Cổ phiếu blue-chips suy yếu liên tục gần đây gắn liền với các giao dịch bán ròng lớn của nhà đầu tư nước ngoài. Những phiên tuần trước và hai phiên đầu tuần này rổ VN30 được mua ròng qua khớp lệnh nhưng giá vẫn giảm. Không hẳn áp lực từ khối này khiến các blue-chips giảm giá.
Tuần trước giá trị bán ra qua khớp lệnh của khối ngoại với cổ phiếu Vn30 chỉ chiếm khoảng 8,3% tổng giá trị của rổ. Đây là mức giao dịch không có gì quá đặc biệt. Dòng vốn trong nước vẫn là yếu tố quyết định dẫn tới áp lực gia tăng từ phía bán, đẩy giá cổ phiếu giảm.
Hôm nay khối ngoại lại xả cực lớn đối với các blue-chips khoảng 748 tỷ đồng. HPG là mã bị bán ròng lớn nhất 294,7 tỷ đồng và giá giảm 2,35%. Liệu đây có phải là áp lực đủ lớn lên HPG? Thực tế không phải như vậy, tổng khối lượng bán tại HPG chỉ là 7,71 triệu cổ phiếu, trong khi mã này giao dịch gần 54,3 triệu cổ phiếu. Nói cách khác, lực cung chiếm 14,2% lượng giao dịch không thể gây nên những xáo trộn lớn như vậy được.
Tuy nhiên, áp lực bán từ khối ngoại có thể gây tác động lên một thời điểm nhất định và ở một số cổ phiếu khác nhau nếu tỷ lệ bán ra cao hơn. Chẳng hạn VHM có lượng bán từ tài khoản ngoại chiếm hơn 27% tổng giao dịch, tức là có khả năng gây áp lực nhất định, VHM cũng giảm giá 1,33%. VND bị bán ra khoảng 13% thanh khoản, giá cũng giảm 1,15%. VRE bị bán 30% thanh khoản, giá giảm 1,94%...
Nhìn chung đối với từng mã, từng thời điểm, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài có thể gây áp lực. Tuy nhiên, nếu đổ lỗi toàn bộ đà suy yếu của cổ phiếu trong rổ VN30 cho khối ngoại thì là điều bất thường. Hiệu ứng cơ cấu dòng tiền của nhà đầu tư trong nước mới là các giao dịch chi phối.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
35,829 tỷ đồng (+26%) | 1206,1 triệu (+26%) | 4.285 tỷ đồng (+9%) | 181,8 triệu (+21%) |