【bảng xep hang duc】Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý ngân sách thống nhất trong ngành Tài chính
Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại nhiều địa phương còn hạn chế
Ngày 20/6,ỨngdụngcôngnghệthôngtinđểquảnlýngânsáchthốngnhấttrongngànhTàichíbảng xep hang duc Cục Tin học và Thống kê tài chính phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính ngân sách thống nhất trong ngành tài chính.
Phát biểu tại hội thảo, đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, công tác ứng dụng công nghệ thông tin của một số bộ, địa phương còn hạn chế, khó khăn nên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc kết nối. Một số lãnh đạo cơ quan nhà nước chưa quan tâm sát sao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó, các địa phương hiện chưa mô tả rõ, thống nhất các nhu cầu khai thác thông tin, dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương.
Cùng với đó, các hệ thống thông tin tại các bộ, ngành, địa phương thường được thiết kế, xây dựng mà chưa hoặc thiếu định hướng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống khác; chưa chuẩn hóa về giao diện kết nối. Thông tin, dữ liệu trùng lặp, không thống nhất trong các cơ sở dữ liệu.
Theo vị đại diện này, việc thực hiện kết nối các thông tin ở trung ương và địa phương có quy mô rộng khắp, do đó, khối lượng công việc triển khai là rất lớn, cần có cách tiếp cận thận trọng, khả thi, hiệu quả.
Sử dụng phần mềm tích hợp dữ liệu
Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Tài chính cho biết, mục đích xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử ngành Tài chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở hướng tới tài chính số với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại Việt Nam.
Ông Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bùi Tư |
Ông Hùng cũng cho biết về lộ trình xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử ngành Tài chính. Theo đó, đến năm 2020, hiện thực hóa ngành Tài chính điện tử hướng tới chính quyền phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua chính phủ điện tử và các công cụ số hóa.
Đến năm 2025 thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số trong đó chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.
Đến năm 2030 Chính phủ thông qua ngành Tài chính hiện đại và vững mạnh dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số.
Ông Phạm Minh Duy, Cục Tin học và Thống kê tài chính cho biết, định hướng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính là tăng cường sử dụng chung các hệ thống Bộ Tài chính triển khai cho cơ quan tài chính địa phương. Các đơn vị đã tự triển khai cơ sở dữ liệu hoặc ứng dụng nằm trong danh mục ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tài chính thì cần nghiên cứu, chuyển đổi sang dùng cơ sở dữ liệu hoặc ứng dụng toàn ngành hoặc tiến hành tích hợp và đồng bộ.
Cũng theo ông Duy, trên cơ sở nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của Cục Tin học và Thống kê tài chính đề xuất phương án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin liên kết Bộ Tài chính với các cơ quan tài chính địa phương. Trong đó, Bộ Tài chính tiến hành xây dựng phần mềm tích hợp tài chính có khả năng thay thế phần mềm địa phương và có khả năng tích hợp dữ liệu với phần mềm địa phương.
Đồng thời, tạo hệ thống tích hợp dữ liệu 6 lĩnh vực và tích hợp với các dữ liệu của địa phương thông qua mô hình data warehouse. Dựa trên các phần mềm địa phương đã sẵn có, nhân rộng mô hình phần mềm địa phương và tạo chuẩn, các API để tích hợp. Tích hợp phần mềm quản lý điều hành của Bộ Tài chính với phần mềm tích hợp tài chính.
Về phía địa phương, sử dụng song song phần mềm đã có và chuyển sang các phần mềm do Bộ Tài chính cung cấp khi sẵn sàng. Đồng thời, các địa phương thực hiện đấu nối các phần mềm đã có sang hệ thống tích hợp dữ liệu của Bộ Tài chính; đấu nối các phần mềm đã có sang hệ thống quản lý văn bản điều hành./.
Bùi Tư
相关文章
Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
Nhận định bóng đá U19 Thừa Thiên Huế với U19 Quảng Nam hôm nayTrong lịch s2025-01-097 lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương được đơn giản hóa thủ tục
Các thủ tục sẽ được đơn giản hóa theo hướng tạo thuận lợi cho người dân. Ảnh internet. Theo Nghị qu2025-01-09GDP quý III sẽ tăng 7,46%, lạm phát cả năm dự kiến khoảng 1,5
GDP tăng mạnh là nhờ chỉ số tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Ảnh: H.Dịu Chiều ngày 28/9, Phó2025-01-09Thắng kiện phòng vệ phụ thuộc vào sự chủ động của doanh nghiệp
Thép là mặt hàng bị kiện nhiều nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Hà Phương. C2025-01-09Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
2 ngày đầu áp dụng mức phạt mới, công an cả nước đã xử phạt 682 trường hợp vượt đèn đỏ. Ảnh tư liệu2025-01-09Hòa lưới điện tổ máy thứ 2 Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
Tổng mức đầu tư của dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 4 là trên 36.000 tỷ đồng. Theo Tập đoàn Điện lực2025-01-09
最新评论