| Covid-19 khiến sản xuất công nghiệp khốn khó hơn cả khủng hoảng tài chính | | Sản xuất công nghiệp gánh “bão" Covid-19 | | Tháng 3 cạn nguyên liệu,ạtngànhhàngxuấtkhẩucảchụctỷUSDquotthoithópquotvìsoi keo mancity lo sản xuất công nghiệp “đóng băng” |
| Nếu không có sự thay đổi về đơn hàng thì dự kiến phần lớn các doanh nghiệp dệt may chỉ hoạt động được đến hết tháng 4/2020. Ảnh tư liệu: N.Huế. |
Sản xuất cầm chừng Theo báo cáo ngày 8/4 của Bộ Công Thương cập nhật đánh giá tình hình, tác động của dịch Covid-19 và định hướng, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh năm 2020, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Hiện tại, xu hướng chính của các đối tác là giãn thời gian giao hàng, hoãn các đơn hàng trong tháng 4, 5 và tạm chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi. Câu chuyện trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ là ví dụ khá điển hình. Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu đã giảm dần công suất. Nếu tình hình không được cải thiện, sau 1 - 2 tuần, doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm 70% công suất, chỉ duy trì chế độ làm luân phiên. Sau khoảng 3 - 4 tuần, hầu hết các doanh nghiệp sẽ ngừng hẳn sản xuất theo các đơn hàng xuất khẩu. Một số doanh nghiệp có làm hàng nội địa thì cũng chỉ sản xuất cầm chừng, duy trì khoảng 10 - 15% công suất nhà máy. Ngoài ra, Bộ Công Thương nhận định, ngành đồ gỗ gặp khó khăn kép khi từ ngày 1/3/2020 bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức tiếp nhận đơn khởi kiện của Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng Hoa Kỳ về điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đối với các mặt hàng ván dán và các sản phẩm gỗ có sử dụng ván dán xuất khẩu từ Việt Nam. Đồng thời, dăm gỗ xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu 2%. Không khả quan hơn ngành gỗ, với ngành thủy sản, tỷ lệ các đơn hàng vẫn giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30 - 50%. Trong khi đó, tỷ lệ đơn hàng bị khách hàng yêu cầu tạm hoãn và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy khá cao (lần lượt là 20 - 40% và 20 - 30%). Đặc biệt tại thị trường châu Âu phần lớn các đơn hàng tôm bị yêu cầu hoãn hoặc hủy đơn hàng. Việc ký kết các đơn hàng mới khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như không có đơn hàng mới trong Quý II và Quý III. Tương tự các ngành hàng kể trên, ngành dệt may ước tính đơn hàng sẽ giảm khoảng 70% trong tháng 4 - 5 và khả năng phục hồi sẽ chậm cho đến cuối năm. Đáng chú ý, với lĩnh vực da giày, trước diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng tại các nước có thị trường xuất khẩu lớn của ngành da giày như Mỹ và EU, tổng số đơn hàng bị hủy của toàn ngành tại các thị trường ước tính chiếm đến khoảng 70%. “Nếu không có sự thay đổi về đơn hàng thì dự kiến phần lớn các doanh nghiệp chỉ hoạt động được đến hết tháng 4/2020”, Bộ Công Thương nêu rõ. Áp lực tài chính, lao động nặng nề Khó khăn về đầu ra kéo theo hàng loạt khó khăn về tài chính cũng như nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp. Bộ Công Thương nhận định, sản xuất suy giảm chắc chắn sẽ tác động trực tiếp tới việc làm cũng như đời sống của người lao động; trong đó, lớn nhất có lẽ là ngành dệt may và da giày (các ngành sử dụng nhiều lao động). Ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ tác động trực tiếp đến khoảng 4 triệu lao động trong ngành dệt may, da giày. Theo ước tính của Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, với tình hình thị trường như hiện nay, dự báo tới giữa tháng 4 khoảng 70-80% doanh nghiệp ngừng việc sẽ ảnh hưởng tới khoảng 800.000 lao động; tới cuối tháng 4 tình hình không có gì tiến triển, dự báo hầu hết doanh nghiệp ngừng hoạt động, ảnh hưởng tới khoảng 1,2 triệu lao động trong ngành. Đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà máy dệt may, da giày, đồ gỗ đã phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên do thiếu việc làm. Nguy cơ giảm và thiếu việc làm của tháng 4 và tháng 5 là rất rõ ràng, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và nguy cơ mất việc của người lao động. Về mặt tài chính, theo Bộ Công Thương dịch bệnh hiện nay đang ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và bán hàng, các doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều chi phí phát sinh như: Chi phí vốn vay ngân hàng, các khoản thuế, phí, chi phí duy tu bảo trì máy móc, chi phí bảo hiểm xã hội cho người lao động… Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các chi phí như vận tải, logistics, kho bãi... cũng tăng lên, càng gây áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp. Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các giải pháp hỗ trợ về tín dụng, thuế, phí cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nhận định các ngành công nghiệp hầu hết có đặc thù đòi hỏi nhiều vốn, đầu tư ban đầu lớn, thời gian quay vòng vốn dài, vốn luân chuyển chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp so với nhiều ngành kinh tế khác, Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính triển khai ngay các chính sách, giải pháp hỗ trợ kịp thời đến doanh nghiệp đúng đối tượng. Bên cạnh đó, hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản cho phép các doanh nghiệp được hoãn đóng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp khi có trên 50% lao động phải nghỉ việc. Tuy nhiên, trong thực tế, để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp cố gắng không để công nhân phải nghỉ việc nên phải bố trí giãn việc, cho công nhân đi làm luân phiên. Những trường hợp như vậy sẽ không được hoãn đóng phí bảo hiểm. Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị cho phép miễn đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ tất cả các doanh nghiệp từ 3-6 tháng đầu năm 2020, không khống chế tỷ lệ phần trăm lao động phải nghỉ việc. Sau tháng 6/2020, có thể xem xét tiếp tục miễn đóng bảo hiểm xã hội nếu dịch vẫn kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp... |