发布时间:2025-01-10 16:53:35 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Tăng tốc xuất khẩu vào các thị trường FTA | |
Mở rộng xuất khẩu thủy sản sang thị trường ngách | |
Rà soát các thị trường xuất khẩu truyền thống,ớpthờicơtừthịtrườngxuấtkhẩumớtỷ số melbourne city mở rộng các thị trường mới |
Cần thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường mới. Ảnh: TL |
Mở ra nhiều "cánh cửa" cơ hội
Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống nước Cộng hoà Uganda Yoweiri Kaguta Museveni và phu nhân vào cuối tháng 11/2022 sang Việt Nam, doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Uganda đã có cơ hội tìm hiểu và trao đổi thông tin thương mại. Là quốc gia ở vị trí trung tâm tại khu vực Đông Phi, đại diện Bộ Công Thương Uganda cho hay, sản xuất nông nghiệp của Uganda hiện chỉ cung ứng được 30% nhu cầu trong nước nên có nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn nông sản, trong đó có Việt Nam bởi có thế mạnh về nông nghiệp. Vị này nhấn mạnh, thâm nhập vào thị trường Uganda, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở cánh cửa vào thị trường châu Phi - thị trường chung quan trọng với dân số hơn 1,3 tỷ người.
Hay với khu vực Mỹ Latinh, theo Bộ Công Thương Việt Nam, chỉ trong vòng 5 năm, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gần gấp đôi từ mức 11,6 tỷ USD của năm 2016 lên mức 21,4 tỷ USD năm 2021. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ Latinh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 46,4% so với năm 2020, nhập khẩu từ Mỹ Latinh vào Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD, tăng 20,2%. Đặc biệt, các doanh nghiệp còn có cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường mới nổi như Panama, Colombia, Peru… bên cạnh nhiều thị trường truyền thống.
Theo các doanh nghiệp, Việt Nam và các đối tác Mỹ Latinh có nhiều thuận lợi để thúc đẩy thương mại, trong đó, phải kể đến Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam cùng với Mexico, Chile, Peru là thành viên; Hiệp định Thương mại tự do với Chile (VCFTA) hay Hiệp định Thương mại với Cuba. Việt Nam cũng đang tiếp tục trao đổi khả năng đàm phán một Hiệp định thương mại tự do với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).
Cũng trong những ngày cuối tháng 11, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) đã được Chính phủ Bangladesh tiếp tục gia hạn là đầu mối cung cấp gạo theo MOU (biên bản ghi nhớ). Ông Nguyễn Huy Hưng, Chủ tịch Vinafood II cho biết, Vinafood II có lợi thế rất lớn trong việc cung cấp gạo với số lượng lớn, đặc biệt là các hợp đồng tập trung, hợp đồng Chính phủ. Năm 2022, tình hình kinh tế có nhiều biến động, nhưng Vinafood II đã cố gắng tìm kiếm các biện pháp để khắc phục, cố gắng khai thác khách hàng cũ, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới nhằm hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Vinafood II có những thị trường chính tại khu vực ASEAN, châu Mỹ và châu Âu, từ năm 2017 đã làm đầu mối cung cấp gạo theo MOU cho thị trường Bangladesh.
Tháo rào cản để thâm nhập các thị trường mới
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2022 ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 331,61 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 10,6 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ xuất siêu 0,6 tỷ USD. Thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, khối Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng đây lại là những thị trường đang chịu ảnh hưởng rất lớn do lạm phát tăng cao, sức mua của người tiêu dùng yếu đi, hàng tồn kho lớn… vì thế, yêu cầu về thâm nhập các thị trường mới đang rất cấp thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Trước tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, chỉ đạo của Chính phủ về thương mại luôn đưa ra khuyến nghị củng cố phát triển các thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới nhiều tiềm năng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các chuỗi cung ứng, tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên trong bối cảnh tình hình hiện nay. Các thị trường mới được khuyến cáo là khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi.
Vì thế, để chớp lấy cơ hội từ những thị trường mới, nhiều doanh nghiệp cho biết đã căn cứ tình hình thị trường để thực hiện xúc tiến thương mại, đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử, đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa năng suất, nâng cao hiệu quả và nâng cao chất lượng cho sản phẩm thêm “sức mạnh” để cạnh tranh. Theo đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, các doanh nghiệp còn cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu, từ đó mới dễ dàng tìm kiếm được đối tác từ các thị trường còn nhiều mới mẻ.
Ngoài ra, với các thị trường mới, các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo về một số rủi ro trong thanh toán, tìm kiếm khách hàng cũng như các biện pháp phòng vệ thương mại. Hơn nữa, nhiều quốc gia cũng đã đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan quản lý cần làm tốt hơn hoạt động xúc tiến thương mại cũng như tăng cường vai trò của các thương vụ tại nước ngoài.
Vì thế, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý nhập khẩu phù hợp, phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để mở rộng, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu; đồng thời thúc đẩy tạo thuận lợi hoá thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp.
相关文章
随便看看