Đoàn giám sát Quốc hội khóa XV vừa có báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách,ĐầutưcônglãngphíNghìndựánchậmtiếnđộđộivốbảng xếp hạng nhà nghề mỹ mls pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Điều chỉnh tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần ban đầu Trong lĩnh vực đầu tư công, Đoàn giám sát đánh giá: Chất lượng chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn thấp, khảo sát, lập và phê duyệt dự án không hợp lý, xác định dự toán, tổng mức đầu tư còn nhiều sai sót, thiếu chính xác,... dẫn đến hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, trong đó nhiều dự án phải điều chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư điều chỉnh cao gấp nhiều lần so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu. Điều chỉnh chủ yếu là về vốn, tiến độ đầu tư, quy mô; tổng mức đầu tư,... Đoàn giám sát cũng cảnh báo việc hàng nghìn dự án đầu tư công chậm tiến độ, có xu hướng tăng dần qua các năm. Tổng hợp báo cáo không đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2016-2021, số dự án chậm tiến độ như sau: năm 2016 là 1.448 dự án, năm 2017 là 1.609 dự án, năm 2018 là 1.778 dự án, năm 2019 là 1.878 dự án, năm 2020 là 1.867 dự án, năm 2021 là 1.962 dự án. Trong đó, đáng chú ý hầu hết các dự án quan trọng quốc gia, các dự án lớn, trọng điểm đều chậm tiến độ, điển hình là: Dự án tuyến đường sắt thí điểm Thành phố, đoạn Nhổn-ga Hà Nội; Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo; Tuyến đường sắt số 1: Bến Thành - Suối Tiên; Tuyến đường sắt số 2: Bến Thành - Tham Lương,... Cụ thể, Dự án nhóm B nhưng kéo dài quá 5 năm, nhóm C quá 3 năm. Tỉnh Thanh Hóa có dự án nhóm B kéo dài 13 năm (Dự án đê, kè biển xã Hải Châu, tỉnh Thanh Hóa); Tỉnh Long An có 17 dự án nhóm B bố trí vốn kéo dài từ 6 đến 17 năm, 15 dự án nhóm C bố trí vốn kéo dài từ 4 đến 9 năm. Theo đoàn giám sát, đây là vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm, chưa được khắc phục đáng kể, gây lãng phí lớn trong sử dụng vốn đầu tư công. Lý do chậm tiến độ chủ yếu bởi công tác giải phóng mặt bằng, bố trí vốn không kịp thời, do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu... Nhiều vi phạm sử dụng vốn Đoàn giám sát cũng chỉ ra nhiều vi phạm trong đấu thầu, quản lý, sử dụng vốn, tổ chức triển khai thực hiện dự án. Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ ngành, địa phương hàng trăm dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, gây thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Hàng nghìn dự án có thất thoát, lãng phí, trong đó: năm 2016 là 590 dự án, năm 2017 là 840 dự án, năm 2018 là 422 dự án, năm 2019 là 125 dự án, năm 2020 là 923 dự án, năm 2021 là 185 dự án. Có rất nhiều dự án đầu tư công có sai phạm, phải xử lý hình sự trong số 1.086 trường hợp đã đưa ra xét xử gây thất thoát, lãng phí khoảng 31.795 tỷ đồng (đoàn giám sát trích theo Báo cáo số 1024/BC-BCA-CSKT ngày 27/6/2022 của Bộ Công an). Theo đoàn giám sát, các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán. Một số địa phương có số dự án phát hiện có thất thoát, lãng phí nhiều, như: Bắc Giang năm 2018 có 196 dự án và 864 dự án năm 2020; Thanh Hóa năm 2019 có 52 dự án, năm 2020 có 19 dự án, năm 2021 có 90 dự án; Phú Thọ năm 2018 có 111 dự án; Quảng Ngãi năm 2018 có 58 dự án; Lạng Sơn năm 2021 có 48 dự án; Hà Tĩnh năm 2020 có 34 dự án; Sơn La năm 2019 có 33 dự án; Nghệ An năm 2019 có 20 dự án,... Báo cáo của Đoàn giám sát cũng thể hiện sự "sốt ruột" khi các dự án giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ rất chậm, thời gian triển khai dự án kéo dài, phải gia hạn thực hiện, không hoàn thành, đưa dự án vào khai thác đúng thời hạn dự kiến, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Tính đến 2021, tỷ lệ giải ngân lũy kế đạt khoảng hơn 76% tổng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã ký kết. Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, giải ngân vốn vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chỉ đạt 46%. Tỷ lệ giải ngân đối với các khoản vay từ Nhóm sáu ngân hàng phát triển đã giảm từ 23,1% trong năm 2014 xuống còn 11,2% trong năm 2018, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu của nhóm 6 ngân hàng này. "Việc giải ngân chậm đã dẫn đến chậm trễ trong thực hiện các mục tiêu phát triển, không chỉ làm phát sinh chi phí, ảnh hưởng tới thực hiện dự án, mà có thể dẫn tới tranh chấp hợp đồng với nhà thầu, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam cũng như quyết định đầu tư của các nhà tài trợ", Đoàn giám sát lưu ý. Thủ tướng chuyển hơn 31.000 tỷ vốn đầu tư công của Bộ GTVT cho 7 địa phươngThủ tướng quyết định điều chỉnh giảm 31.396 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT chuyển cho Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. |