会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq utrecht】Hai chiến lược lớn của doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hậu Covid!

【kq utrecht】Hai chiến lược lớn của doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hậu Covid

时间:2025-01-10 21:03:52 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:218次
Cải tiến sản xuất – động lực phát triển hậu đại dịch của doanh nghiệp dệt may
Đại biểu Quốc hội: Giải quyết “nút thắt” giúp doanh nghiệp vực dậy hậu Covid-19
Doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh ra sao dưới tác động Covid?ếnlượclớncủadoanhnghiệpdệtmaytronggiaiđoạnhậkq utrecht
Hai chiến lược lớn của doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn hậu Covid-19
"Xanh hóa" ngành dệt may là xu thế chung, buộc các DN phải đáp ứng nếu muốn tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Ảnh: ST

“Xanh hóa” quy trình sản xuất

Với hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam ký kết, hàng dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội cạnh tranh tại các thị trường, từ đó mở ra cơ hội xuất khẩu rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm. Điển hình như tại thị trường EU, ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, Chủ tịch HĐQT Việt Thắng Jean cho biết, ngoài những yêu cầu về trách nhiệm xã hội của DN, sản phẩm may mặc còn phải đảm bảo thân thiện với môi trường, có tính nhân văn… Theo đó, DN phải sử dụng công nghệ xanh, sạch và bền vững.

Ông Jame Phillips, Tổng giám đốc Công ty may mặc TAL Việt Nam cũng cho biết, hơn 250 nhãn hàng may mặc thời trang thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử có trách nhiệm với môi trường với các nhà cung cấp. Cụ thể, các DN dệt may Việt Nam cung cấp và gia công cho các nhãn hàng này phải thực hiện sản xuất theo hướng “xanh hóa” một cách có hiệu quả, có lợi nhuận và phát triển. Nhà máy phải tiết kiện năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng nguyên liệu thân thiện và an toàn với môi trường… Những DN gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, không áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên… sẽ có nguy cơ bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc từ chối đặt hàng.

“Xanh hóa” ngành dệt may hiện đã trở thành xu thế chung của toàn cầu nên DN không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải cải tiến và thực hiện. Ông Trần Như Tùng, Trưởng ban Phát triển bền vững của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho biết, hiện đa số DN trong chuỗi cung ứng ngành dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đã tiếp nhận các yêu cầu “xanh hóa” hoạt động sản xuất. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản mà các nhà máy khi tham gia vào chuỗi cung ứng đều phải cam kết.

Trước những yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của các nhãn hàng, nhiều DN dệt may lớn đã nỗ lực đổi mới công nghệ để có thể tồn tại và đi xa hơn nữa. Điển hình như Việt Thắng Jean đã đầu tư công nghệ laser thay cho in tẩy truyền thống, giúp giảm lượng nhân công từ 50 người xuống chỉ còn 1 người. Cùng với đó, toàn bộ nhà xưởng được đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái, nên nhu cầu điện cho sản xuất chỉ cần bổ sung thêm một phần. Ngoài ra, Việt Thắng Jean cũng đầu tư thiết bị nhuộm nano, công nghệ tẩy ozon… giúp tăng năng suất và tiết kiệm năng lượng.

Việc nhanh chóng đáp ứng yêu cầu “xanh hóa” sẽ giúp DN dệt may gia tăng đơn hàng, mở rộng thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây là thách thức rất lớn đối với các DN có quy mô vừa và nhỏ do hạn chế về nguồn lực tài chính. Ông Phạm Văn Việt kiến nghị Nhà nước cần có cơ chế thoáng hơn trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may và thay đổi cách tiếp cận của ngân hàng. Bởi với các tiêu chí cho vay như hiện nay thì DN không thể tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ.

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty 28 (Agtex 28) cũng cho biết, trước yêu cầu của khách hàng về việc đáp ứng quy trình sản xuất xanh, trong chiến lược phát triển các năm tới Agtex sẽ tập trung nguồn ngân sách rất lớn để thực hiện các yêu cầu này. Theo đó, Agtex 28 sẽ đầu tư các thiết bị thay thế cho nhân công, các thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, tuần hoàn nguồn nước, xây dựng môi trường sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường.

Đưa thương hiệu dệt may Việt Nam ra thị trường quốc tế

Trong việc tận dụng các FTA mà Việt Nam là thành viên, bên cạnh những nỗ lực đáp ứng yêu cầu để giữ chân các nhãn hàng, các DN dệt may cũng ấp ủ tham vọng lớn hơn là có thể xuất khẩu sản phẩm may mặc với chính thương hiệu của mình. “Làm sao để những thương hiệu Việt như V-Sixtyfour của Việt Thắng Jean hay Belluni của Agtex 28 có thể được xuất khẩu ra thị trường thế giới là điều trăn trở, nỗ lực của các DN” – ông Thắng chia sẻ.

Theo các chuyên gia, hiện rất nhiều DN Việt Nam có thể làm ra sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nước. Nhưng để được người tiêu dùng đón nhận thì cần tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường, marketing…

“Nhằm hiện thực hóa mong muốn đưa thương hiệu Belluni của Agtex 28 ra thị trường quốc tế, chúng tôi đang đàm phán với một số tập đoàn để tìm giải pháp” - ông Thắng chia sẻ. Theo đó, với thị trường EU, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh sạch, trách nhiệm xã hội đối với người lao động… thì còn cần phải có văn phòng tại EU để tiếp thị, marketing. Tuy nhiên, hai năm qua việc xúc tiến thương mại bị gián đoạn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Hiện tình hình đã cơ bản được kiểm soát nên các DN mong muốn Bộ Công Thương sớm khởi động lại các chương trình xúc tiến thương mại để hỗ trợ DN tiếp cận thị trường và đưa sản phẩm thuần túy của Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Đồng quan điểm với ông Thắng, ông Phạm Văn Việt, với vai trò là lãnh đạo Hội Dệt may thêu đan TPHCM đưa ra kiến nghị TPHCM cho phép Hội thành lập một trung tâm của ngành dệt may với 4 chức năng: đào tạo nhân lực; giới thiệu nguyên phụ liệu; bán hàng, giới thiệu sản phẩm và trưng bày, triển lãm các bộ sưu tập của ngành dệt may Việt Nam. Theo ông Việt, trong ngành dệt may, khâu mang lại giá trị gia tăng lớn nhất là khâu thiết kế và xây dựng thương hiệu. Còn các công đoạn từ bông, sợi, wash, may… cộng lại chỉ bằng 40% trong tổng giá thành sản phẩm. Theo đó, Hội Dệt may thêu đan TPHCM sẽ liên kết với EU để đào tạo ra những nhà thiết kế giỏi cho ngành dệt may Việt Nam.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
  • Bóc giá trái cây Việt hàng Vip giá đắt ngang hàng Nhật
  • Bị Campuchia đuổi kịp, du lịch Việt Nam đi giật lùi
  • Hải quan Hải Phòng nhận Bằng khen về thực hiện Chỉ số DDCI
  • Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
  • Thưởng nóng công chức Hải quan Đà Nẵng bắt lô Iphone nhập lậu
  • Trung Quốc mở lại tour du lịch tới 20 quốc gia, không có Việt Nam
  • Công nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng 2023
推荐内容
  • Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
  • Bản tin Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 6/2022
  • 57 nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp gần 4 nghìn tỷ đồng tiền thuế
  • Giá xăng dầu hôm nay 17/2: Quay đầu giảm
  • Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
  • 80 doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023