【kq c2 hôm nay】Mang gạo tới học sinh nghèo ở Điện Biên: Rẽ sương, vượt núi...
Mờ sáng,ạotớihọcsinhnghèoởĐiệnBiênRẽsươngvượtnúkq c2 hôm nay những chiếc xe chuyên dụng chở hơn 2.300 tấn gạo dự trữ quốc gia (DTQG xuyên màn sương, đích đến là Điện Biên. Đây là số gạo do Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực Hà Nam Ninh được giao thực hiện hỗ trợ học sinh tỉnh Điện Biên, học kỳ II năm học 2013-2014.
Mặc dù đường sá đi lại khó khăn, nhưng cán bộ công chức Cục DTNN Khu vực Hà Nam Ninh luôn quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, đưa gạo của Chính phủ lên với các em học sinh nơi đây, góp phần ổn định đời sống cho đồng bào tỉnh Điện Biên. Ông Hoàng Văn Quyết |
Con đường ngoằn ngoèo, gập ghềnh, dốc núi cheo leo, những khúc cua uốn lượn... dường như muốn thử lòng quyết tâm của những người đi "tải" gạo...
“Bao năm qua, chúng tôi vẫn rong ruổi, cùng những chuyến hàng, đến các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Dẫu khó khăn, gian khổ đến mấy, chúng tôi cũng cố gắng để không chậm trễ. Bởi lẽ, chúng tôi luôn thấu hiểu, bà con mình ngóng đợi hạt gạo hỗ trợ như thế nào, trong cơn đói, giữa lúc thiên tai!", trong lúc tạm dừng xe để kiểm tra hàng, một cán bộ trong đoàn đã chia sẻ như thế với tôi.
Trạm dừng chân đầu tiên của đoàn xe là huyện Tủa Chùa. Không gian bao la của vùng núi rừng Tây Bắc vốn trầm mặc, thâm u bỗng bừng tỉnh trong tiếng nói, tiếng cười lao xao, ríu rít của trẻ thơ. Các em đã đến đây từ rất sớm. Những đứa nhà ở xa đi từ lúc mặt trời chưa tỉnh giấc... Tất cả đều háo hức, mong chờ suốt cả tuần qua.
“Em đếm từng ngày, kể từ sáng thứ hai tuần trước, khi thầy hiệu trưởng thông báo được nhận gạo của Nhà nước hỗ trợ. Được nhận gạo, em và các bạn vui lắm. Cả bố mẹ chúng em nữa. Bố mẹ bảo, Đảng và Nhà nước cho gạo nên phải cố mà học”- Tay giữ bao gạo 15kg vừa mới nhận, một cậu bé nhoẻn miệng cười rất tươi nói.
Mặt trời đã lên cao, giữa sức nóng đầu hạ của vùng Tây Bắc, những cán bộ của Cục DTNN Dự trữ Hà Nam Ninh, mồ hôi nhễ nhại, hối hả giao nốt những lô hàng cuối cùng. Các em học sinh vẫn trật tự, kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi tên để nhận gạo. Đứa cao, đứa thấp nhấp lô nhô, đón từng bao gạo lên vai.
Nghiêng nghiêng đôi vai, các em sải bước trên những triền dốc. Có em tự đi bộ trở về nhà, có em được bố mẹ đón sẵn. Mồ hôi túa ra nhưng trên từng khuôn mặt lấm lem vẫn bừng sáng những nụ cười lấp lóa ánh nắng...
Niềm vui của các em học trò nhỏ khi nhận gạo. |
Chia sẻ về công với tôi, ông Hoàng Văn Quyết - Cục trưởng Cục DTNN khu vực Hà Nam Ninh nói: “Đây là đợt thứ hai, chúng tôi giao gạo hỗ trợ cho học sinh tỉnh Điện Biên. Học kỳ I chúng tôi đã chuyển 2.980 tấn gạo lên giao ngay trước Tết Giáp Ngọ, cho học sinh của gần 230 trường, để các em yên tâm, phấn khởi ăn Tết và chuẩn bị bước vào học kỳ II.
Cũng theo ông Hoàng Văn Quyết, đợt 2, việc giao gạo được tổ chức tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố: Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Áng, Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Lay cho 222 trường với số gạo là 2.384 tấn. Điểm nổi bật trong việc giao gạo đợt này là (Tổng cục DTNN giao Cục Hà Nam Ninh thí điểm), việc đóng gói gạo trong bao PP trắng, với mức 15 kg/bao để tạo thuận lợi cho học sinh khi tiếp nhận, bảo quản và sử dụng.
Trực tiếp chứng kiến niềm vui của các em học, cũng như bà con ở những nơi được nhận gạo hỗ trợ trong những ngày giáp hạt này, mới thấy hết được ý nghĩa trong chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.
Em cao, em thấp nhấp nhô đón từng bao gạo lên vai. |
Giao gạo cho các em học sinh ở điểm cứu trợ đầu tiên xong, chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Phía trước vẫn còn nhiều lắm những em học sinh đang mong mỏi những hạt gạo ấm áp, đầy nghĩa tình này. Tôi nhận thấy, những cán bộ dự trữ của Cục Hà Nam Ninh tuy mệt mỏi, suốt chặng đường dài, nhưng chứng kiến niềm vui của con trẻ, của đồng bào, dường như các anh cũng cảm nhận được trong lòng tiếng reo của niềm hạnh phúc và tự hào, khi được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ đặc biệt này.
Đặt chân đến mỗi địa danh, chúng tôi lại được thấy những ánh mắt chứa chan niềm vui cùng bao xúc động của các em học sinh miền Tây Bắc xa xôi, khi nhận những bao gạo đậm nghĩa tình. Trong những ánh mắt ấy, chúng tôi đọc được những khát vọng của tuổi thơ: Phải học thật giỏi, thật chăm để mai đây mang "cái " về dựng xây thôn bản ấm no hơn, tươi đẹp hơn.../.
Sâm Linh