设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tuy số bóng đá】3 yếu tố gây áp lực lên lạm phát 正文

【tuy số bóng đá】3 yếu tố gây áp lực lên lạm phát

来源:88Point 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-09 23:35:22
Áp lực kiểm soát lạm phát nửa cuối năm
Thủ tướng Chính phủ: Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô,ếutốgâyáplựclênlạmphátuy số bóng đá kiểm soát lạm phát
Cung ứng vốn hợp lý, điều hành chính sách tiền tệ với ưu tiên kiểm soát lạm phát
3 yếu tố gây áp lực lên lạm phát
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về công tác bình ổn giá, kiểm soát lạm phát trong 6 tháng đâu năm ở nước ta?

Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung mặt bằng giá cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, mức tăng CPI tháng 6/2022 được ghi nhận là cao nhất trong giai đoạn 2016-2022. Nguyên nhân là do giá xăng dầu trong nước liên tục tăng cao theo giá nhiên liệu thế giới, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển.

Ở góc độ khác, mặc dù lạm phát tại nhiều nước như Mỹ và Anh đạt mức kỷ lục trong tháng 5/2022 nhưng mặt bằng giá ở nước ta vẫn trong tầm kiểm soát.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách được ban hành kịp thời giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8% từ ngày 1/2/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 1/4/2022 và giảm tiếp mức thuế này từ 11/7/2022.

Khả năng "nhập khẩu" lạm phát là hiển nhiên trong bối cảnh tắc nghẽn các chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng khiến chi phí vận chuyển tăng... Từ giữa năm 2022 đến quý 3 sẽ là thời điểm căng thẳng của lạm phát vì ảnh hưởng từ lạm phát chung của thế giới cũng như tính lan tỏa của nó đến kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, một rủi ro khác là sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kỳ vọng.

Dự báo, thời gian tới cũng sẽ còn những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực lên công tác bình ổn giá cũng như kiểm soát lạm phát của cả năm 2022. Vậy theo ông, những yếu tố này cụ thể sẽ như thế nào?

Có 3 yếu tố chính gây áp lực lên lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm.

Thứ nhất, kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế; tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế) chiếm 50,98%. Do vậy, khi nguyên, vật liệu đầu vào tăng tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong những tháng cuối năm.

Thứ hai, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, đặc biệt là xăng dầu. Đây là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình. Theo tính toán của cơ quan chức năng, giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%, biến động giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu thế giới. Xăng dầu có tác động sâu, rộng tới các ngành và lĩnh vực, dự báo trong năm 2022. Giá xăng dầu tăng và neo ở mức cao sẽ gây nên áp lực lạm phát và tạo mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế. Ngoài ra, giá nguyên vật liệu, kim loại công nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá lương thực thế giới tăng cao, vượt dự báo của nhiều tổ chức tài chính và kinh doanh hàng hóa quốc tế, trong khi đó, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu.

Khi giá nguyên, vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là tất yếu trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như: Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại.

Thứ ba, trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, khi tổng cầu tăng đột biến bởi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang lan tỏa vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch tạo áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.

Trước những ảnh hưởng đến từ lạm phát chuỗi cung ứng; giá nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng cao và tổng cầu trong nước tăng đột biến, dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam sẽ cao hơn mức 4% Quốc hội đặt ra, dự kiến trong khoảng 4 - 4,5%.

Để có thể kiểm soát hiệu quả lạm phát năm 2022, theo ông công tác điều hành của cơ quan chức năng sẽ triển khai như thế nào?

Để nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong giai đoạn nửa cuối năm 2022 và tạo sức bật trong năm 2023 thì cần tiếp tục tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và điều hành giá cả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình phục hồi 2022-2023. Chúng ta cũng cần phải xây dựng kịch bản nếu Fed tăng nhanh lãi suất dẫn tới những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong 6 tháng còn lại của năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp sát với tình hình thực tế, có kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc hệ thống, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để giữ ổn định mặt bằng giá thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát. Cần đa dạng hóa nguồn cung, đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực.

Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Bộ Tài chính cần chủ động tính toán, dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, đồng thời, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả. Theo dõi sát tình hình kinh tế và lạm phát thế giới, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó đối với từng mặt hàng trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối và điều hành cung cầu, bình ổn giá phù hợp.

Đặc biệt, thời gian tới, việc điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình thị trường, trong đó có giá dịch vụ giáo dục sẽ tác động rất lớn đến mục tiêu kiểm soát cả năm 2022, ước có thể làm tăng CPI bình quân năm 2022 thêm 0,55-1,05%. Đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trước mắt chưa xem xét điều chỉnh giá, tiếp tục giữ ổn định giá. Việc điều chỉnh các mặt hàng theo lộ trình phải được đánh giá kỹ tác động đến CPI để bảo đảm dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm.

Xin cảm ơn ông!

热门文章

0.539s , 7251.2421875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【tuy số bóng đá】3 yếu tố gây áp lực lên lạm phát,88Point  

sitemap

Top