Do chưa có sự liên kết giữa chủ trang trại với các cơ sở sản xuất - kinh doanh nên phân bón,ệpởBugraveĐăbảng xep hang ngoai hanh anh thuốc bảo vệ thực vật, vật tư phục vụ sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, dẫn tới giá đầu vào của sản phẩm cao; chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhiều lúc chưa bảo đảm, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Cũng do chưa có sự liên kết giữa các hộ trong sản xuất nên mạnh ai nấy làm và mỗi hộ làm một kiểu, không có điều kiện để áp dụng khoa học - kỹ thuật như thâm canh, tái canh, thử nghiệm giống mới, phòng trừ sâu bệnh, chuyển đổi giống cây trồng... Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nông sản luôn bị động, phụ thuộc thương lái nên thu nhập chưa tương xứng công sức người dân bỏ ra. Từ sự tuyên truyền, vận động của hội nông dân xã, huyện, giúp người dân thấy rõ lợi ích của việc liên kết; một số hộ có diện tích đất sản xuất tương đối lớn và mong muốn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Bình Minh đã đồng thuận góp đất để thành lập hợp tác xã (HTX). Trên cơ sở đó, HTX nông nghiệp Bình Minh ra đời với 26 thành viên; tổng diện tích đất 150 ha trồng điều, trị giá 90 tỷ đồng. Trong đó hộ ông Trần Văn Hà ở thôn 7 góp 13 ha; hộ ông Lê Văn Cảnh cùng thôn 7 góp 15 ha. Như vậy, thời điểm này huyện Bù Đăng đã có 20 HTX. Trong đó, 18 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 2 HTX hoạt động phi nông nghiệp. Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, hiện có 6 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt hiệu quả cao là HTX Phú Tiến, xã Phú Sơn; HTX Đồng Nai, HTX Bù Sốp, xã Đồng Nai; HTX Tân Hòa, xã Đoàn Kết; HTX Hiệp Thành, xã Bình Minh và HTX Thành Phát, xã Bom Bo. Để khẳng định tính hiệu quả và hoạt động thực chất của mô hình HTX, tổ hợp tác, từ năm 2017, UBND huyện Bù Đăng đã chỉ đạo lãnh đạo các xã và cơ quan chức năng thực hiện việc giải thể các HTX hoạt động không hiệu quả, thua lỗ và hỗ trợ chuyển đổi các HTX sản xuất có hiệu quả theo Luật HTX năm 2012. B.K |