【ty le keo bd anh】Bộ trưởng Bộ NN &TNT: “Giá thịt lợn ở Việt Nam đang rẻ nhất thế giới”
Lỗ hổng trong chuỗi sản xuất
Lý giải về nguyên nhân khiến dẫn đến tình trạng giá lợn hơi sụt giảm trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, có hai nhóm nguyên nhân chính. Thứ nhất là do sức sản xuất tăng quá nhanh. 20 năm qua, riêng về thịt các loại Việt Nam đã tăng 3 lần từ 1,8 triệu tấn tăng 5,4 triệu tấn, điều này đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời cũng thay đổi cơ cấu thực phẩm về thịt lợn.
Nguyên nhân thứ hai là tổ chức ngành hàng của ta chưa tốt, trong tổ chức sản xuất thì quy mô trang trại vừa và lớn mới chiếm 45% tổng đàn nuôi, 55% vẫn ở quy mô hộ nhỏ lẻ (gần 3 triệu hộ) khiến giá thành cao và khó kiểm soát chuỗi. Vì sản xuất nhỏ, tách rời tất cả các khâu, tạo lỗ hổng trong chuỗi sản xuất nên khi thị trường có rủi ro thì rất thiệt thòi cho những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh đó khâu chế biến cũng là khâu yếu nhất trong ngành chăn nuôi của chúng ta, chỉ một số doanh nghiệp chế biến sâu, mà hầu hết tiêu thụ vẫn theo truyền thống bán tươi là chính.
Đưa ra những nhóm giải pháp định hướng và lâu dài cho tình trạng trên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trước mắt, phải nhanh chóng tái cơ cấu lại chăn nuôi theo hướng rà soát để giảm quy mô, tốc độ đến mức phù hợp nhất. Đặc biệt là giảm số lượng đầu lợn nái, phải giảm đàn nái từ 4,2 triệu con xuống còn 3 triệu con, nhưng sức sinh sản vẫn phải đảm bảo để góp phần hạ giá thành cho doanh nghiệp và nông hộ.
Đồng thời, tập trung tổ chức lại ngành hàng sản xuất, một mặt mở rộng hình thức chăn nuôi tập trung như hiện nay nhưng khu vực chăn nuôi nông hộ phải tổ chức lại dưới dạng tổ đội, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ… giảm đầu vào, có kế hoạch đầu ra, liên kết với các doanh nghiệp lớn. Một số bộ phận nông hộ có thể phát triển đối tượng khác thay thế, không nhất thiết cứ nuôi lợn, có thể thay bằng: Trâu, bò, dê…
"Cần tăng cường chế biến sâu, đa dạng sản phẩm cho thị trường. Tập trung mở rộng xuất khẩu theo đường chính ngạch, xúc tiến xuất khẩu thịt lợn tại một số nước ASEAN cùng với việc phát triển chuỗi sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, cần có giải pháp hạ ngay yếu tố đầu vào như: Cám, thuốc thú y… để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi. Tạm dừng việc nhập khẩu thịt lợn để tạo dư địa cho thịt lợn trong nước", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Hỗ trợ doanh nghiệp thu mua
Cũng tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp ngành chăn nuôi đã đề xuất những giải pháp trung và dài hạn nhằm giải cứu thị trường. Ông Phạm Văn Học, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco) cho biết, để hỗ trợ thị trường, hỗ trợ người chăn nuôi hiện Dabaco đã giảm giá thức ăn chăn nuôi từ 5 - 7%, giảm giá bán con giống, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi, không để dịch bệnh xảy ra. Không tiếp tục tăng đàn, nhưng áp dụng kỹ thuật để nâng cao năng suất lợn nái. Dabaco cũng đang tính toán xây dựng một nhà máy giết mổ lợn và sẽ triển khai trong năm 2017.
Đại diện Dabaco kiến nghị, Bộ NN & PTNT cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cảnh báo cho người chăn nuôi và các doanh nghiệp. Dabaco đã dự báo năm 2017 thị lợn sẽ khó khăn nhưng không thể hình dung ra thị trường lại tụt giảm sâu như hiện nay. Dabaco cũng kiến nghị tạm dừng nhập khẩu thịt để giải quyết nguồn cung dư thừa thịt lợn hiện nay, giành thị trường cho thịt lợn nội địa.
Đề xuất về việc Nhà nước cần có chính sách rõ ràng để người nông dân có chính sách chăn nuôi, ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho rằng, nhiều nông dân vì chưa được thông tin rõ ràng nên vẫn đang cố gắng vay mượn để giữ đàn lợn, mong rằng xuất khẩu được đi nước ngoài.
Cùng ý kiến với ông Tuấn, ông Võ Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Đầu tư Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội cho rằng, Bộ NN & PTNT cần có thông tin rõ ràng cho các nông hộ để các hộ chăn nuôi giảm đàn, từ đó sẽ giảm được đầu vào.
Bên cạnh đó cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp thu mua để các doanh nghiệp này thu mua được với số lượng lớn số lợn còn tồn trong dân. Đồng thời cần tăng cường các biện pháp truyền thông để thay đổi nhận thức của người dân về thịt mát, thịt cấp đông thì doanh nghiệp mới có cơ hội để tích trữ bởi tâm lý truyền thống của người dân Việt Nam vẫn là mua thịt tươi.
Bên cạnh những đề xuất của các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị tích cực thu mua giải cứu ngành chăn nuôi lợn, đặc biệt là tăng cường chế biến sâu, đa dạng thêm sản phẩm thịt lợn để kích cầu người tiêu dùng.
相关推荐
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- State will fight corruption better: President
- HA NOI DECLARATION
- UK to continue support for VN
- Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- Việt Nam opposes China’s election in so
- Leaders offer condolences on Thai King’s death
- Party chief: Corruption is national disaster