TheínhTrungQuốcvàẤnĐộđánhnhaubằnggậyvàđáfcb8 appo Newsweek, đoạn phim nhấn mạnh những căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Một tài khoản mạng xã hội tên là Clash Report cho biết, ngày 8/6, một video mới về cuộc đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại biên giới chung đã xuất hiện. Phân tích của Newsweek cho thấy video mới xuất hiện này là hình ảnh từ một cuộc đụng độ cũ vào năm 2020 nhưng được quay từ một góc độ khác. Những ngày qua, các blogger quân sự Trung Quốc trên weibo đã chia sẻ nhiều video cũ về cuộc xung đột từ năm 2020. Các video do binh lính Trung Quốc ghi lại thường xuất hiện lần đầu trên mạng xã hội Weibo, rồi sau đó mới thấy trên X. Đoạn video mới nhất bị rò rỉ trùng với thời điểm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba. Trong các cuộc đụng độ xảy ra vào năm 2020, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã dùng gậy và đá tấn công lẫn nhau vì cả hai nước đã ký thỏa thuận cấm mang súng khi tuần tra khu vực biên giới. Kể từ khi xung đột nổ ra vào năm 2020, ít nhất 50.000 binh sĩ của cả hai bên đã đóng quân trực diện ở khu vực Đông Ladakh. Tháng 6/2020, một cuộc giao tranh bạo lực giữa lực lượng tuần tra của Ấn Độ và Trung Quốc tại một khe núi trên dãy Himalaya đã đánh dấu cuộc đụng độ chết người đầu tiên dọc biên giới tranh chấp trong gần 50 năm. Cuộc chạm trán đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và ít nhất 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Đọ sức mạnh quân đội Trung Quốc, Ấn ĐộGiữa Ấn Độ và Trung Quốc từng xảy ra chiến tranh năm 1962 vì tranh chấp chính vùng đất trên dãy Himalaya, nơi ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong vụ đụng độ bạo lực giữa hai bên đầu tuần này. |