88Point88Point

【nhận định inter turku】Điểm sáng từ Chương trình OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ tạo thương hiệu cho quê hương và nâng cao giá trị sản phẩm cho chủ thể,ĐiểmsngtừChươnhận định inter turku mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Vị Thủy.

Hiện Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành không chỉ tạo ra sản phẩm đạt chuẩn OCOP mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn.

Vào cuối năm 2022, sản phẩm dầu gội dược liệu N22 của Công ty TNHH MTV Tâm Phúc Thành (công ty), ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Thành quả này là kết quả sau hơn 20 năm miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm để đi đến thành công của bà Đặng Thị Kim Ngọc, Giám đốc công ty.

Bà Ngọc chia sẻ: “Khi được hội đồng OCOP tỉnh đánh giá cao chất lượng sản phẩm và thấy quyết định công nhận sản phẩm của công ty đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh thì bản thân tôi rất vui mừng. Bởi, bản thân đã góp một phần nhỏ vào việc tạo thêm thương hiệu mới cho quê hương, cũng như vui vì thành quả của mình sau nhiều năm nghiên cứu đã được đền đáp bằng quả ngọt là tạo ra sản phẩm dầu gội bằng dược liệu mang tính an toàn, hiệu quả cho người tiêu dùng. Từ kết quả trên đã và đang tạo động lực mạnh mẽ cho công ty không ngừng phát triển trong thời gian tới”.

Sở dĩ gọi là dầu gội dược liệu bởi những thành phần chính của sản phẩm chủ yếu là tinh dầu của hoa bưởi, hà thủ ô, bồ kết, chùm ngây, dầu dừa, tinh dầu bạc hà kết hợp với chất tạo bọt. Tất cả những nguyên liệu trên kết hợp tạo nên sản phẩm chuyên trị gàu và ngăn rụng tóc. Nói về cơ duyên để có được sản phẩm dầu gội dược liệu N22, bà Ngọc kể trước đây gia đình có nhiều người bị rụng tóc và bị gàu ngứa nhưng trị không hết. Do đó, nhận thấy quê hương có nguồn nguyên liệu dồi dào từ hoa bưởi và nhiều dược liệu khác nên vào năm 2002, bà Ngọc đã nghiên cứu, học tập từ nhiều kênh thông tin để chiết xuất tinh dầu từ nhiều nguồn dược liệu; qua đây đã tạo ra được sản phẩm dầu gội khắc phục được tình trạng khó khăn của gia đình về việc rụng tóc và gàu ngứa. Sau khi gia đình sử dụng hiệu quả nên đến năm 2022, công ty của bà Ngọc đã giới thiệu sản phẩm ra thị trường và sản phẩm được thẩm định đạt chuẩn OCOP như hiện nay.

Bên cạnh tạo thương hiệu cho quê hương thì bà Ngọc còn góp phần tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho lao động ở địa phương khi hiện công ty bà có 6 nhân công lao động nữ làm việc thường xuyên. Chị Nguyễn Thị Loan, một lao động đang làm việc tại công ty, thông tin: “Hàng tháng, tôi nhận lương được gần 4 triệu đồng, hôm nào có đơn hàng nhiều làm tăng ca thì tháng đó thu nhập nhiều hơn. Từ nguồn thu nhập trên đã giúp tôi và nhiều chị em nơi đây phần nào trang trải tốt cho cuộc sống của gia đình”.

Ngoài tạo công ăn việc làm, bà Ngọc còn thực hiện thu mua bông bưởi cắt tỉa của bà con xung quanh và ngoài huyện; từ đây cũng tạo thêm nguồn thu nhập không nhỏ cho nhà vườn trồng bưởi. Mặt khác, vào dịp Tết Quý Mão vừa qua, công ty bà Ngọc còn phối hợp với ngành chức năng của tỉnh và huyện Vị Thủy trao 2.000 phần quà là chính sản phẩm dầu gội của công ty cho công nhân và người nghèo trên địa bàn tỉnh.

“Tuy sản phẩm mới ra mắt thị trường không lâu nhưng công ty đang nhận được nhiều sự tin tưởng và sử dụng của người tiêu dùng. Trong thời gian tới, với mặt thuận lợi là sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh thì hy vọng sản phẩm sẽ được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn để thị trường tiêu thụ được rộng mở hơn. Ngoài ra, bản thân cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện, nhất là hỗ trợ về nguồn vốn để công ty không ngừng nâng cao chất lượng, cũng như số lượng sản phẩm và thay đổi mẫu mã hàng hóa nhằm hướng đến cấp độ OCOP cao hơn”, bà Ngọc chia sẻ thêm.

Cùng chung quyết tâm tạo thương hiệu mới cho quê hương và nâng cao giá trị, cũng như thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, ông Lê Văn Ngộ, ở ấp 3, xã Vị Thủy, là chủ nhân sản phẩm mắm cá lóc Sáu Ngộ cũng rất phấn khởi khi được UBND tỉnh công nhận sản phẩm của mình đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh vào cuối năm 2022.

Ông Ngộ bộc bạch: “Trước đây, tôi chỉ làm mắm để ăn trong gia đình và khi có nhiều thì bán cho người dân trong xóm. Dần dần bà con gần xa ăn thấy ngon nên nhu cầu ngày càng nhiều hơn. Thấy vậy, gia đình tôi quyết định mua nguyên liệu về làm với số lượng nhiều hơn và hiện tại mỗi tháng gia đình tôi tiêu thụ khoảng 100kg mắm cá lóc. Qua đây, không chỉ tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình mà còn góp phần tiêu thụ một phần nguyên liệu cá lóc cho người dân địa phương”.

Theo đó, xác định tầm quan trọng của việc sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP nên khi các ngành chức năng của xã, huyện đến tư vấn và hỗ trợ nhiều mặt về hồ sơ, thủ tục, quy trình thực hiện nên ông Ngộ mạnh dạn đăng ký, nhờ vậy sản phẩm của ông đã đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh và đang nhận được nhiều sự hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường đầu ra. 

Ông Trương Văn Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho biết: Trong năm 2022, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, cùng sự vào cuộc tích cực của các ngành liên quan và sự tham gia nhiệt tình từ các chủ thể nên huyện Vị Thủy có 9 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó có một sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 8 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Lũy kế đến nay, toàn huyện có 18 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có 4 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 14 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Điều phấn khởi là các sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh thì đều được hỗ trợ xúc tiến thương mại trên App Hậu Giang hay sàn giao dịch nông sản của Liên minh Hợp tác xã tỉnh và Farm 360 của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh,... Bên cạnh đó, một số chủ thể còn được hỗ trợ lồng ghép từ các chương trình, dự án về cơ sở hạ tầng, chứng nhận vùng trồng, máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất…

“Từ các yếu tố trên đã và đang góp phần giúp các chủ thể có sản phẩm OCOP mở rộng được thị trường đầu ra, cũng như có điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập. Phát huy hiệu quả đạt được, sang năm 2023 này, ngành nông nghiệp huyện cũng đã phối hợp với các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty trên địa bàn huyện có sản phẩm tiềm năng đăng ký tham gia chương trình OCOP. Dự kiến năm 2023, huyện Vị Thủy sẽ trình hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh xem xét từ 5-6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP”, ông Trương Văn Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, cho biết thêm.

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

赞(8736)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định inter turku】Điểm sáng từ Chương trình OCOP