当前位置:首页 > Cúp C1 > 【ty le ke】Chế tài đối với tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm 正文

【ty le ke】Chế tài đối với tội gian lận, trốn đóng bảo hiểm

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-10 00:10:57

Bắt đầu từ đầu năm 2018,ếtiđốivớitộigianlậntrốnđngbảohiểty le ke các chế tài xử lý tội gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tội gian lận bảo hiểm y tế (BHYT), tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo Bộ luật Hình sự năm 2015 chính thức có hiệu lực. Đây là quy định được cơ quan quản lý và người lao động kỳ vọng sẽ hạn chế được tình trạng cố tình vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN hiện nay.

Một buổi làm việc của Đoàn giám sát Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam với UBND tỉnh về thực hiện các chính sách pháp luật về bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh, đến hết tháng 9-2018, toàn tỉnh có 470 đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với số tiền 37,7 tỉ đồng. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp nợ khó thu như: Công ty TNHH Tân Tiến, Công ty TNHH Xây dựng Hà Nhựt, Công ty Cổ phần Tư vấn - Xây lắp điện Vĩnh Nguyên, Công ty TNHH Thanh Bình… Đây là các doanh nghiệp không còn hoạt động, không có người đứng đầu, đang thực hiện thủ tục giải thể, phá sản… với tổng số nợ trên 3,4 tỉ đồng. 

Việc nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị, doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến người lao động khi nghỉ việc, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Đối với người mất việc làm, nếu quá thời hạn giải quyết sẽ không được hưởng trợ cấp BHTN.

Hiện nay, tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH rất đa dạng và dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những trường hợp nhận tiền đóng BHXH của người lao động nhưng giữ lại và không đóng cho BHXH, hoặc doanh nghiệp không đóng phần của doanh nghiệp phải đóng cho người lao động. Có trường hợp doanh nghiệp có tiền, có khả năng nhưng cố tình không đóng…

Có thể thấy, việc xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT mà điển hình là tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Mặc dù để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, các quy định về việc xử lý hành chính những hành vi này đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng mức xử phạt; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý được tăng cường... nhưng trên thực tế, các chế tài hành chính vẫn chưa đủ sức răn đe các chủ thể vi phạm.

Trước thực tế đáng lo ngại đó, có thể nói việc hình sự hóa và áp dụng các chế tài hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự đối với hành vi tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm từ ngày 1-1-2018 đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Theo đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ các chế tài xử lý tội gian lận BHXH, BHTN (Điều 214); tội gian lận BHYT (Điều 215). Ngoài ra, luật cũng quy định rõ hình phạt đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (Điều 216). Đây có thể coi là một chế tài mạnh đối với các chủ sử dụng lao động nhằm ngăn chặn tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT hiện nay.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, người nào trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 đến dưới 50 người lao động từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Trường hợp phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trường hợp trốn đóng 1 tỉ đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên... sẽ bị phạt tiền đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Riêng pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại điều này thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 3 tỉ đồng.

Trước đây, việc khởi kiện được xem là biện pháp mạnh nhất để xử lý các doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lo sợ bị khởi kiện sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty nên sẽ cân nhắc đến việc đóng, nộp BHXH, hoặc tự nguyện truy nộp. Tuy nhiên, theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016, việc khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH được giao cho tổ chức công đoàn. Đến nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc khởi kiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn.  

Do vậy, với quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng BHXH, bảo BHYT, BHTN cho người lao động của Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ năm 2018 cho thấy đây là chế tài hữu hiệu có tính răn đe cao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nghiêm pháp luật BHXH, BHYT nói riêng, chính sách an sinh xã hội nói chung. Qua đó, bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, bảo đảm sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

ĐÌNH BẢO tổng hợp

标签:

责任编辑:World Cup