游客发表

【kết quả bóng đá oman】“Ánh sáng” về trên vùng Xẻo Mắm

发帖时间:2025-01-10 10:41:09

Báo Cà MauChạy xe bon bon trên con đường bê-tông xuyên rừng, dọc theo đó là những cột điện nối tiếp nhau về vùng quê Xẻo Mắm. Khó ai biết được rằng, cách đây không lâu, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển là một trong những vùng đất hẻo lánh, ít ai đặt chân đến bởi sự cách trở giao thông.

Chạy xe bon bon trên con đường bê-tông xuyên rừng, dọc theo đó là những cột điện nối tiếp nhau về vùng quê Xẻo Mắm. Khó ai biết được rằng, cách đây không lâu, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển là một trong những vùng đất hẻo lánh, ít ai đặt chân đến bởi sự cách trở giao thông.

“Ánh sáng” xuyên rừng

Ngồi nhâm nhi tách trà, ông Danh Ri, một hộ dân của ấp, nhớ lại: “Thật khó có thể tưởng tượng được, vùng đất heo hút như ở đây mà lại có con lộ bê-tông len lỏi đến. Dù chiều ngang chỉ 1 m nhưng con lộ mang cả niềm vui, hạnh phúc và mơ ước mấy chục năm nay của 180 hộ dân nơi đây”.

Con lộ bê-tông dù chỉ với chiều ngang 1 m dẫn về Xẻo Mắm nhưng nó mang cả niềm vui, hạnh phúc cho bao người dân nơi đây.

Thật vậy, cách trung tâm xã chỉ 8 km đường sông mà đã nhiều năm qua, Xẻo Mắm phải sống trong cảnh hiu hắt, đèn dầu leo lét, không có lộ làng, tách biệt với bên ngoài. Bởi mỗi khi con nước ròng là lòng sông khô cạn, người bên trong muốn đi ra còn khó huống hồ những ai bên ngoài muốn đi vào. Cũng vì thế mà Xẻo Mắm luôn phải chịu cảnh tách biệt, nhất là khu Xẻo Già chỉ với 59 hộ được tái định cư nhưng nhiều năm qua họ phải sống trong cảnh đi lại khó khăn.

Thấu hiểu những nỗi niềm, bức xúc của người dân Xẻo Già, vào cuối năm 2014, lãnh đạo huyện Ngọc Hiển đã vận động và quyết tâm xây dựng con lộ xuyên rừng để người dân ra vào sinh sống và trẻ em cũng được đến trường. Do nguồn vốn có hạn, con lộ chỉ có thể xây dựng với chiều ngang 1 m và trải dài gần 6 km với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng, nhưng đã giải quyết phần nào khó khăn cho người dân trong khu vực. Không chỉ thế, điện cũng kéo về theo con lộ đến từng nhà hộ dân trong xóm.

Ông Nguyễn Văn Ða, là dân cố cựu nơi đây, vui mừng: “Giờ có lộ rồi, đi lại cũng thuận tiện hơn, nhất là những người già và trẻ em hay bị đau ốm. Không còn cảnh phải cả xóm hì hục đẩy chiếc xuồng khi gặp con nước kém, rồi phải bửa vuông xin nước để chở những người bệnh ra ngoài như trước đây nữa. Trẻ em cũng được đến trường, vậy là mừng lắm rồi. Có thể nói, 10 phần khó giờ đã giảm được 8-9 phần”.

Không chỉ đầu tư về lộ nông thôn và điện lưới quốc gia, nước sạch cũng đã vào tận nhà dân. Với 1 máy bơm nước bằng năng lượng mặt trời cũng đủ để cung cấp cho cả khu vực. Ông Danh Ri khoe: “Nói làm sao cho hết nỗi vui mừng của bà con nơi đây. Chuyện lộ, chuyện điện, chuyện nước sạch là những câu chuyện mà chúng tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới. Vậy mà từ con số 0 giờ được như thế này bà con mừng lắm. Thay gì phải chở từng thùng nước để sinh hoạt thì nay nước sạch đã không còn là vấn đề lo lắng mỗi khi mùa nắng hạn về”.

Cần đầu tư đồng bộ

Theo tiêu chí nông thôn mới, con lộ phải đạt chuẩn từ 2,5-3,5 m, nhưng do nguồn vốn eo hẹp, việc “bóp nhỏ” con lộ để kéo dài chiều dài của nó đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng cao của người dân trong cả khu vực. Ông Huỳnh Văn Lập, Trưởng Ban Nhân dân ấp Xẻo Mắm, bộc bạch: “Ðây là khu vực bức xúc nhất của ấp, từ khi có điện, đường, cuộc sống người dân phát triển lên khá nhiều rồi, có thể mua bán, giao thương thuận tiện hơn. Tuy nhiên, toàn ấp tính ra cũng chỉ mới được khoảng 10 km lộ bê-tông thôi, còn khoảng 50% nữa vẫn chưa được đầu tư. Nhiều bồn nước đã đầu tư rất lâu giờ cũng đã xuống cấp, nước sạch cũng đang là vấn đề bức xúc nơi đây, nhất là trong mùa nắng hạn này”.

Với diện tích tự nhiên trên 3.800 ha nhưng ấp lại có tới 3 cửa biển lớn, nhỏ: cửa Vàm Lũng, cửa Hốc Năng và cửa Kiến Vàng. Ða số người dân không đất sản xuất, tới mùa mưa lại men ra mé biển đánh bắt sinh sống. Các hộ nghèo của ấp đa phẩn không đất sản xuất. Ðây được xem là trở ngại lớn của địa phương trong vấn đề vực dậy các hộ nghèo để phát triển kinh tế.

Ngoài ra, kỹ thuật canh tác đối với số hộ còn lại cũng ít ỏi, thiếu kinh nghiệm, kiến thức để thật sự có thể thay da đổi thịt cho một vùng quê. Ông Nguyễn Văn Ða mong muốn: “Nông dân ở đây rất cần những kỹ thuật mới trong canh tác. Bởi sản xuất lâu năm, vuông tôm giờ cũng thất bát, mùa nắng còn có đồng ra đồng vô, mùa mưa phải trắng tay. Nếu có thể được, tăng cường những lớp tập huấn “cầm tay chỉ việc” sẽ giúp nhiều cho bà con nơi đây vực dậy kinh tế”.

Ông Bùi Minh Hoà, Chủ tịch UBND xã Tân Ân, cho biết: “Xẻo Mắm là 1 trong 5 ấp khó khăn của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay lộ đã đến nơi khó khăn nhất. Ða số đời sống người dân giờ cơ bản ổn định, chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản, so với các ấp khác có phần đỡ hơn. Hộ nghèo chỉ còn 20. Tuy nhiên, diện tích đất của ấp dù tương đối nhiều nhưng chủ yếu là rừng phòng hộ, chiếm gần 3/4 diện tích. Do vậy, đời sống người dân cũng bấp bênh. Trong thời gian tới, địa phương rất cần sự đầu tư phát triển các mô hình kinh tế hộ để Xẻo Mắm cũng như Tân Ân có thể bật dậy./.

Bài và ảnh: Đào Hồng

    热门排行

    友情链接