您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【karlsruher – darmstadt】Chỉ điều hành theo kịch bản lạm phát dưới 4%

Cúp C23817人已围观

简介Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá phát biểu tại hội nghị. Ảnh ...

phó thủ tướng họp ban chỉ đạo điều hành giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ,ỉđiềuhànhtheokịchbảnlạmphátdướkarlsruher – darmstadt Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.T.

Sáng 10/7, Ban Chỉ đạo điều hành giá họp bàn về kết quả thực hiện công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm và dự báo, kiến nghị điều hành giá những tháng còn lại của năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì hội nghị.

Có kịch bản cho từng mặt hàng nhạy cảm

Thay mặt Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, Tổ trưởng nhóm giúp việc đã báo cáo về kết quả điều hành giá 6 tháng đầu năm và kiến nghị các giải pháp điều hành cuối năm 2018.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, mặt bằng giá cả thị trường tháng 6/2018 tiếp tục tăng cao theo đúng dự báo đã được Tổ giúp việc báo cáo Ban Chỉ đạo tại cuộc họp ngày 29/5/2018. 6 tháng đầu năm, mặt bằng giá cả thị trường biến động theo hướng tăng tương đối cao trong hai tháng đầu năm, giảm nhẹ trong tháng 3 và tăng trở lại trong 3 tháng tiếp theo. So với tháng trước, CPI tháng 1 tăng 0,51%, tháng 2 tăng 0,73%, tháng 3 giảm 0,27%, tháng 4 tăng 0,08%, tháng 5 tăng 0,55% và tháng 6 tăng 0,61%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với quý III/2018, Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá dự báo một số yếu tố chủ yếu tác động lên mặt bằng giá cũng như yếu tố làm giảm tác động lên mặt bằng giá. Trên cơ sở đó, Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã xây dựng kịch bản chỉ số giá 6 tháng cuối năm 2018.

Nhóm giúp việc đã kiến nghị điều hành giá một số mặt hàng cụ thể. Đối với các mặt hàng do Nhà nước định giá (dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ chuyển từ phí sang giá...), việc điều chỉnh phải trên cơ sở làm rõ tác động đến mặt bằng giá, đồng thời thực hiện thận trọng với lộ trình thích hợp phụ thuộc và dư địa trong những tháng còn lại của năm, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đối với xăng dầu, tiếp tục điều hành giá theo quy định, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá với liều lượng thích hợp; thận trọng việc lựa chọn thời điểm điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu trong tháng 9 do đây là thời điểm giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh vào năm học mới. Đồng thời chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá xăng dầu tăng cao để tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm.

Đối với dịch vụ giáo dục, Nhóm giúp việc kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các địa phương chủ động nắm bắt thông tin, xây dựng kịch bản cụ thể để báo cáo Ban Chỉ đạo lộ trình tăng giá, phân bổ và kiểm soát mức độ, thời điểm tăng giá dịch vụ giáo dục cho phù hợp...

Làm tốt công tác truyền thông để tránh lạm phát kỳ vọng

Đối với việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu thêm 1.000 đồng/lít, ông Dương Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng nên tăng 500 đồng/lít, còn lại sử dụng Quỹ Bình ổn giá 500 đồng/lít để tránh tác động lên CPI. Thời điểm tháng 12 cuối năm thường giá xăng dầu giảm, khi đó lại tiếp tục thu vào Quỹ Bình ổn giá.

siêu thị
Nhiều hàng hóa dự kiến sẽ giảm giá, góp phần giảm chỉ số giá tiêu dùng. Ảnh: T.T

Đối với một số dịch vụ cần điều chỉnh giá, theo ông Dương Bích Lâm, sẽ cân nhắc diễn biến giá của các tháng còn lại trong năm, tháng nào thấp thì thực hiện điều chỉnh giá. Ví dụ như giá dịch vụ giáo dục chỉ tăng vào tháng 9, còn các tháng khác không ảnh hưởng.

Tổng cục Thống kê cũng đưa ra 2 kịch bản từ nay đến cuối năm với dự báo cho từng tháng. Theo đó, cơ quan này dự báo CPI tháng 7/2018 dự kiến giảm 0,2%. Tổng cục Thống kê dự kiến CPI cả năm tăng ở mức từ 3,7- 3,75%. Đối với kịch bản khác với mức hàng hóa, dịch vụ đều tăng cao hơn, Tổng cục Thống kê dự kiến vẫn giữ ở mức 4%, theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra. Người đứng đầu Tổng cục Thống kê cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền để không xảy ra lạm phát kỳ vọng, đồng thời linh hoạt điều chỉnh giá giữa các tháng đối với giá dịch vụ nhưng vẫn giữ được mức lạm phát chung ở mức khoảng 4%.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, 6 tháng đầu năm 2018 diễn biến lạm phát bình quân ngược với các tháng của năm ngoái, năm 2017 giảm dần từ các tháng đầu năm đến giữa năm, nhưng nửa đầu 2018 lại thấp ở đầu năm và gia tăng trong các tháng tiếp theo. Nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố thị trường và phi tiền tệ, bởi vì lạm phát cơ bản duy trì ở mức thấp 1,35% trong 6 tháng đầu năm. Về phía NHNN, từ nay đến cuối năm NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá thận trọng, lưu ý khía cạnh tâm lý, tránh kỳ vọng về tỷ giá. NHNN dự báo mức lạm phát cơ bản từ nay đến cuối năm, tối đa ở mức 1,6%.

Đối với giá lương thực, thực phẩm, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, giá cả một số hàng hóa trong đó có thịt lợn theo đúng diễn biến của thị trường. "Mặc dù giá thịt lợn có thể đột xuất tăng ở một số nơi, song Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo không tăng đàn ồ ạt, chỉ vỗ béo nâng cao năng suất, để đảm bảo nguồn cung từ nay đến cuối năm, nên từ nay đến cuối năm giá thịt lợn không tăng cao”, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói.

Chính phủ kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Điều hành giá nhấn mạnh, mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát phải là mục tiêu hàng đầu. Tình hình từ nay đến cuối năm sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tác động tới kinh tế vĩ mô, do đó Ban Chỉ đạo sẽ nắm vững tình hình, cập nhật các thông tin, phân tích và đánh giá để có dự báo kịp thời.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với một số bộ, ngành chưa cập nhật đầy đủ tình hình. Giá giao thông tăng khá mạnh trong tháng 6, với 1,04% góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải “cần rút kinh nghiệm”; tương tự đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do giá thịt lợn hơi cũng đóng góp tăng chỉ số giá tháng 6. “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có đánh giá tổng kết đầy đủ, có phân tích dự báo để chủ động trong điều hành”, Phó Thủ tướng nói. Theo báo cáo của Bộ này, trong 6 tháng tổng đàn lợn giảm 3% nhưng lượng cung chỉ giảm 1%, tuy nhiên chỉ số giá thịt lợn hơi tăng đã khiến CPI tăng trong tháng 6 vừa qua.

Đây cũng là nhóm hàng (đặc biệt là giá thịt lợn hơi) đã được Phó Thủ tướng- Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá dự báo từ cuối năm 2017 và đã yêu cầu các bộ liên quan cần chú ý cân đối cung cầu để tránh tăng giá, ảnh hưởng tới lạm phát của cả năm 2018.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu làm tốt công tác truyền thông để tạo tâm lý tốt cho thị trường, tránh lạm phát kỳ vọng.

Đối với nhóm dịch vụ giảm giá được, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục rà soát và kiểm soát giá đối với giá dịch vụ BOT; thuốc và vật tư thiết bị y tế. “Bộ Y tế cần rút kinh nghiệm xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong chậm triển khai đấu thầu thuốc tập trung để minh bạch, công khai và giảm giá thuốc. Bộ cần sớm khẩn trương đấu thầu thuốc tập trung tại Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để đàm phán giá thuốc; báo cáo Thủ tướng Chính phủ để đưa vào Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 7, giao BHXH Việt Nam thí điểm đấu thầu thuốc tập trung”, Phó Thủ tướng nói.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ còn lưu ý các bộ, ngành cần làm tốt công tác dự báo giá của các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; tính toán cung cầu hàng hóa không để mặt hàng nào đột biến tăng giá; việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, cần sử dụng Quỹ bình ổn giá hợp lý để tránh tác động tới lạm phát; Bộ Tài chính cần sớm xây dựng khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5. Đối với NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, điều tiết tốt lượng tiền trong lưu thông, đảm bảo thanh khoản và mặt bằng lãi suất liên ngân hàng, không để tác động lên tỷ giá, ảnh hưởng tới mặt bằng giá, nhất là các mặt hàng nhập khẩu, giữ lạm phát cơ bản ở mức 1,6%./.

Minh Anh

Tags:

相关文章