Ngày 28/11,ÔngLêQuangTùnglàmTổngThưkýQuốchộkqbd slovenia Quốc hội thực hiện các bước và tiến hành bỏ phiếu bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu chức danh này. Kết quả có 454 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.78% tổng số ĐBQH), có 453 đại biểu tán thành (bằng 94.57% tổng số ĐBQH), có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.21% tổng số ĐBQH).
Theo nghị quyết này, ông Lê Quang Tùng được bầu làm Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội.
Ông Lê Quang Tùng, sinh năm 1971, quê tỉnh Hà Tĩnh, trình độ chuyên môn là kỹ sư cơ khí giao thông.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 (dự khuyết), 13; đại biểu Quốc hội khóa 15.
Ông Lê Quang Tùng từng công tác tại Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh.
Tháng 7/2020, ông được luân chuyển về Quảng Trị và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị.
Theo Luật Tổ chức Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.
Tổng Thư ký Quốc hội cũng là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức các nghiệp vụ thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của đại biểu Quốc hội; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp...