当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả bóng đá uzbekistan hôm nay】Lan tỏa tinh thần đoàn kết dân tộc từ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 正文

【kết quả bóng đá uzbekistan hôm nay】Lan tỏa tinh thần đoàn kết dân tộc từ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-10 09:52:20

lan toa tinh than doan ket dan toc tu tin nguong tho cung hung vuong

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính là sức mạnh của dân tộc Việt Nam Ảnh: ST

Hình thành nơi vùng đất trung du,ỏatinhthầnđoànkếtdântộctừtínngưỡngthờcúngHùngVươkết quả bóng đá uzbekistan hôm nay tầng văn hóa sâu nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là tín ngưỡng thờ thần núi. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 46 di tích ở 29 xã, 11 huyện mà nhân vật phụng thờ chính là Hùng Vương, đồng thời lại có 108 di tích khác ở 52 xã, 12 huyện thì nhân vật phụng thờ lại mang các mỹ tự: Đột Ngột Cao Sơn thánh vương, Ất Sơn thánh vương, Viễn Sơn thánh vương. Bản thân bài vị ở đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh cũng thờ Hùng Vương dưới các mỹ tự này. Thần tích ở các làng của tỉnh Phú Thọ ghi rõ các mỹ tự được tiến phong của các vị Hùng Vương là Thánh tổ Hùng Vương, là Hùng Vương Viễn Sơn thánh vương, là Hùng Vương Ất Sơn thánh vương.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, bản chất của nó là tín ngưỡng của một quốc gia, có sự đồng thuận sâu sắc giữa các vương triều và thái độ của người dân. Vị thế của một vị thánh vương, với tư cách là một thủy tổ của dân tộc tạo ra sự đồng thuận này. Có thể nhìn nhận thái độ của các vương triều, ít nhất từ thời nhà Trần thông qua các hành động của họ. Vương triều có tác động nhiều nhất với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nhà Lê (1442‐1789): hoàn thiện ngọc phả, thần tích. Các triều đại sau như vương triều của nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn (1802‐1945) nhiều lần sắc phong cho các làng xã thờ cúng Thánh tổ Hùng Vương. Nét chung của các vương triều quân chủ này đều coi Hùng Vương là thủy tổ hoặc thánh tổ của Nam Việt. Đồng thời, trước năm 1945, nhà Nguyễn vẫn duy trì việc giao cho quan lại tỉnh Phú Thọ về chủ trì các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương ở các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh.

Mặt khác, thái độ của người dân các thế hệ với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lại là một chiều lực tác động từ dưới lên khiến tín ngưỡng này phát triển trong lịch sử. Thế kỷ XVII, Nam Việt thần kỳ hội lục cho biết có 73 làng thờ cúng Hùng Vương. Mấy trăm năm sau, năm 1973, tác giả Nguyễn Ngọc Chương cung cấp những số liệu: “Ít nhất cũng có thể đếm được 432 di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó có đền miếu thờ vua Hùng là 40 nơi, vợ con các vua Hùng là 77 nơi, thờ Cao Sơn, Tản Viên và các tướng lĩnh là 288 nơi và 87 di tích khác có liên quan đến các sự kiện lịch sử thời các vua Hùng”.

Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự thể hiện tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc. Có thể coi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như một sợi chỉ đỏ nối kết quá khứ với hiện tại, là bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con người Việt Nam. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia tộc, như một lẽ tự nhiên, người Việt thờ cúng Hùng Vương như một vị thủy tổ của dân tộc.

Như vậy bên cạnh việc phụng thờ Hùng Vương ở các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ), Hùng Vương còn là nhân vật được người dân ở các làng quê thuộc tỉnh Phú Thọ trực tiếp thờ cúng. Thái độ tôn kính Hùng Vương, với tư cách là thủy tổ của dân tộc, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân các thế hệ khiến cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương phát triển sâu rộng. Trong hệ thống các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, khó có tín ngưỡng nào có được đặc trưng ấy. Có lẽ, tính cố kết cộng đồng, nhận thức về một ông Tổ của đất nước là cơ sở tạo ra đặc trưng ấy của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Chính tác động của các vương triều quân chủ trước năm 1945 và của nhà nước hiện nay đã khiến tín ngưỡng này phát triển. Tưởng niệm lịch sử vượt qua xúc cảm tâm lý, niềm tin tín ngưỡng đơn thuần trở thành cảm thức lịch sử‐ chính trị bền vững, thành một nhận thức lý tính đưa vị thủy tổ của dân tộc, trở thành ông Tổ của một quốc gia.

Sau năm 1945, nhà nước Việt Nam rất coi trọng việc duy trì lễ hội đền Hùng và thờ cúng Hùng Vương ở đền Hùng. Năm đầu tiên của nhà nước dân chủ cộng hòa non trẻ, Phó Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã lên đền Hùng dâng lễ tưởng niệm các vua Hùng. Năm 1956, lễ hội đền Hùng được tổ chức trọng thể. Phóng viên của Tân Hoa xã (Trung Quốc) viết về lễ hội đền Hùng với những lời lẽ trân trọng: “Vua Hùng là tổ tiên và cũng là anh hùng trong lòng người dân Việt Nam, căn cứ theo truyền thuyết thì ông được sinh ra vào triều đại Hồng Bàng tức là vào khoảng hơn 2800 năm trước công nguyên. Vua Hùng đã có công lớn trong việc đẩy lùi dị tộc xâm lược, đẩy mạnh sự phát triển của dân tộc Việt Nam”. Từ đó đến nay, nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc thờ cúng Hùng Vương từ việc quy hoạch xây dựng khu di tích lịch sử Đền Hùng đến quy định ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch là nghi lễ trọng thể của quốc gia.

Ở phương diện xã hội, giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sự thể hiện tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc. Có thể coi tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương như một sợi chỉ đỏ nối kết quá khứ với hiện tại, là bệ đỡ tâm linh cho các thế hệ con người Việt Nam. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia tộc, như một lẽ tự nhiên, người Việt thờ cúng Hùng Vương như một vị thủy tổ của dân tộc. Bốn chữ “Nam Việt triệu tổ” ở đền Thượng núi Nghĩa Lĩnh thể hiện sâu sắc quan niệm ấy của người Việt Nam. Trong tâm thức dân gian, trong quan niệm của các vương triều quân chủ, Hùng Vương là vị thánh tổ, thánh vương có công lao khởi dựng nhà nước Văn Lang cổ đại. Vị thế của một vị thánh vương, với tư cách là một thủy tổ của dân tộc tạo ra sự đồng thuận này.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một sáng tạo văn hóa của người Việt qua trường kỳ lịch sử, sáng tạo này mang tầm kiệt tác của nhân loại. Thứ nhất, là một kho tàng văn hóa dân gian từ truyền thuyết đến lễ hội, từ ẩm thực đến nghi lễ liên quan đến Hùng Vương được dân gian sáng tạo và lưu truyền. Đây là nơi Hùng Vương dạy dân đi săn, dạy dân cấy lúa…, đây là trò diễn để tiễn công chúa con Hùng Vương vui vẻ về nhà chồng, đây là nghi lễ rước Hùng Vương về ăn Tết với dân làng... Thứ hai là một hệ thống đình, đền, miếu được xây dựng để thờ cúng Hùng Vương.

Người ta đã thống kê có tới gần 1.500 nơi thờ cúng Hùng Vương, vợ con, tướng lĩnh của Hùng Vương ở mọi miền đất nước, và cả ở nước ngoài. Không phải nhân vật nào của tín ngưỡng dân gian cũng có một kho tàng di sản văn hóa, cả vật thể lẫn phi vật thể như thế gắn liền. Nhưng điều đáng nói, những sáng tạo văn hóa độc đáo ấy, được các thế hệ người dân Việt Nam coi như một phần bản sắc của họ, lưu truyền từ đời này qua đời khác, là sức mạnh dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam vững bước vào tương lai.

标签:

责任编辑:La liga