Ông Lê Đình Quảng,ămlươngtốithiểusẽđápứngnhucầusốngtốithiểsoi kèo trận inter Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐVN cho biết như vậy tại hội nghị giao ban báo chí quý I/2019, chiều 4/4.
Liên quan đến vấn đề này, ông Quảng thông tin, ngay từ đầu năm 2019, Tổng LĐLĐVN đã thực hiện khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị định 141/2018/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng 5,3% so với mức năm 2018. Qua kiểm tra, hầu hết các doanh nghiệp đều triển khai thực hiện tăng lương cho người lao động.
Mặc dù vậy, theo ông Quảng, việc đàm phán mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2020 tới đây sẽ có những điểm mới so với mọi năm trong bối cảnh cần phải đảm bảo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW là đến năm 2020, tiền lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
“Trước đây Bộ luật Lao động đã có quy định tiền lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội và khả năng chi trả của doanh nghiệp nên nhiều năm liền mức tăng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Năm 2018, mức tăng là 5,3% cũng mới chỉ đáp ứng trên 95% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động”, ông Quảng cho biết.
Đại diện Tổng LĐLĐVN nhấn mạnh, vấn đề hiện nay chỉ còn là xác định nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Thực tế, nhu cầu này lâu nay vẫn xác định dựa trên nhu cầu lương thực thực phẩm, nhu cầu phi lương thực thực phẩm và nhu cầu nuôi con. Tuy nhiên, việc xác định mức sống tối thiểu này hằng năm luôn gây tranh cãi và không có hồi kết vì chịu sức ép của nhiều cơ quan là Tổng cục Thống kê, Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia và Tổng LĐLĐVN.
“Tôi lấy ví dụ cùng một rổ hàng hóa, cùng một mức giá như vậy nhưng nếu lấy tỷ lệ lương thực là 48%, phi lương thực là 52% thì giá của nhu cầu sống tối thiểu đã khác. Do đó, cần phải có 1 cơ quan duy nhất có trách nhiệm công bố chính thức, nhằm tránh việc tranh cãi không cần thiết”, ông Quảng nhấn mạnh./.
Mai Đan