Vị trí đoạn đường Mỹ An - Cao Lãnh (Nguồn: Ban quản lý dự ánMỹ Thuận - Bộ GTVT) |
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa đề nghị Bộ GTVT thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tưxây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1.
Điểm nhấn trong Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án vừa được trình duyệt là tổng mức đầu tư công trình dự kiến tăng khoảng 1.420 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2021 (6.190 tỷ đồng/4.771 tỷ đồng).
Các yếu tố khiến tổng mức đầu tư Dự án thay đổi gồm: chi phí GPMB tăng khoảng 353 tỷ đồng; chi phí xây dựng tăng khoảng 789 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án,ĐầutưtỷđồngxâyđườngcaotốcMỹbảng xếp hạng u23 châu a mới nhất tư vấn và chi phí khác tăng khoảng 139 tỷ đồng; Chi phí dự phòng (tính bằng 15%, không gồm GPMB) tăng khoảng 139 tỷ tương ứng với các chi phí tăng nêu trên.
Dự án dự kiến vay vốn ODA từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tếHàn Quốc (EDCF) khoảng 4.459,58 tỷ đồng sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT), dự phòng phần vốn ODA.
Phần vốn còn lại sẽ sử dụng vốn đối ứng khoảng 1.730,6 tỷ đồng sử dụng để thanh toán thuế VAT (phần chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công); chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn trong nước như: chi phí khảo sát, lập dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, chi phí thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành, chi phí khác… theo các quy định hiện hành; chi phí giải phóng mặt bằng; dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ.
Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 dài 26,56 km, có điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại lý trình Km 96+875 (lý trình N2) gần 5 mố A2 cầu Kênh Giữa 1 của tuyến N2, thuộc thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối tại nút giao An Bình (điểm đầu Dự án cầu Cao Lãnh), thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Trong giai đoạn 1, Dự án được xây dựng theo quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng 17 m; vận tốc khai thác 80 km/h.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ hình thành tuyến đường trục có năng lực thông hành lớn, tính cơ động cao liên kết giữa các vùng kinh tế trong nội khu tỉnh Đồng Tháp như thị trấn Mỹ An với TP. Cao Lãnh và liên kết vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ thông qua tuyến N2, đồng thời giảm chi phí hoạt động giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải hành khách và hàng hoá đạt hiệu quả cao. Tạo động lực phát triển mới cho thị trấn Mỹ An và vùng Tháp Mười của Đồng Tháp.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2203/QĐ-TTg ngày 27/12/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1, trong đó xác định sẽ sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng để đầu tư xây dựng công trình trong giai đoạn 2021 – 2025.