【nhận định trận fiorentina】IMF cảnh báo các ngân hàng trung ương về “sự thật khó chịu” trong cuộc chiến lạm phát
Bà Gita Gopinath - Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, cho biết: “Nếu bạn nhìn vào thâm hụt tài chính dự kiến của nhiều nước G7, chúng có vẻ quá cao trong thời gian quá dài”. Ảnh: FT |
Cơ quan ngân hàng trung ương kêu gọi tăng lãi suất nhiều hơn để chống lạm phát Quan chức ECB họp trong bối cảnh căng thẳng về lãi suất và lạm phát |
Giải quyết các lỗ hổng tài chính nên được ưu tiên hơn lạm phát
Ngày 27/6, phát biểu tại hội nghị thường niên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang diễn ra tại Sintra, Bồ Đào Nha, bà Gita Gopinath cho rằng, các nhà hoạch định chính sách có nguy cơ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa việc giải quyết khủng hoảng tài chính trong tương lai tại các quốc gia đang mắc nợ nặng nề và tăng chi phí đi vay đủ để chế ngự lạm phát dai dẳng.
“Chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó, nhưng đó là một giải pháp” – Gopinath nói với báo chí trước bài phát biểu của mình. “Trong môi trường đó, bạn có thể thấy các ngân hàng trung ương điều chỉnh chức năng phản ứng của họ và nói: 'Được rồi, có lẽ chúng ta sẽ chịu đựng lạm phát cao hơn trong một thời gian nữa'...” – Gopinath cho biết thêm.
Theo bà Gita Gopinath, ECB và các ngân hàng trung ương phải duy trì lộ trình kiểm soát lạm phát, ngay cả khi chi phí vay tăng làm tăng nguy cơ suy thoái. “Lạm phát mất quá nhiều thời gian để quay trở lại mục tiêu” – Gopinath nói. “Điều này có nghĩa là các ngân hàng trung ương, bao gồm cả ECB, phải duy trì cam kết chống lạm phát bất chấp rủi ro tăng trưởng kinh tế yếu hơn”. |
Mức nợ cao của nhiều chính phủ châu Âu khiến họ dễ bị tổn thương trước một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Bà Gopinath cho biết: “Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta phải nhận ra rằng, lạm phát mất quá nhiều thời gian để giảm xuống mức mục tiêu - đó là sự thật khó chịu đầu tiên - và điều đó có nghĩa là lạm phát có nguy cơ sẽ cố thủ lâu hơn”.
“Khi các chính phủ thiếu không gian tài chính hoặc hỗ trợ chính trị để đối phó với các vấn đề, các ngân hàng trung ương có thể cần điều chỉnh chức năng phản ứng chính sách tiền tệ của họ để giải quyết căng thẳng tài chính” - bà nói trong bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, bà Gopinath nói thêm, cần phải có một “giới hạn cao” trước khi các ngân hàng trung ương hàng đầu chấp nhận lạm phát duy trì lâu hơn trên mức mục tiêu 2%, như đã xảy ra ở Mỹ vào những năm 1960.
Căng thẳng tài chính trong khu vực đồng Euro “cũng có thể có những tác động đa chiều trong khu vực, với chênh lệch lãi suất tăng nhiều hơn ở một số nền kinh tế có nợ cao” và điều này có thể “khuếch đại các lỗ hổng khác phát sinh từ nợ hộ gia đình và một phần lớn các khoản thế chấp có lãi suất thay đổi ở một số quốc gia” – bà Gopinath nói.
ECB và các ngân hàng cần tăng lãi suất hơn nữa
Trong bài phát biểu của mình, lãnh đạo cấp cao của IMF cũng cho rằng, ECB và các ngân hàng trung ương khác “nên sẵn sàng phản ứng mạnh mẽ” trước các dấu hiệu lạm phát dai dẳng ngay cả khi điều đó dẫn đến “sự suy giảm mạnh hơn” trên thị trường lao động.
Anh là quốc gia duy nhất thuộc nhóm G7 có lạm phát vẫn ở mức cao bất chấp một số đợt tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục. Ảnh: NYTimes |
ECB đã tăng lãi suất tiền gửi cơ bản với tốc độ chưa từng thấy từ âm 0,5% năm ngoái lên 3,5% vào đầu tháng này, đồng thời báo hiệu một đợt tăng 0,25 điểm phần trăm khác “rất có thể xảy ra” vào tháng 7.
Bà cho biết, các chính phủ cũng có thể giúp chống lại lạm phát bằng cách giảm chi tiêu do thâm hụt ngân sách để cắt giảm nhu cầu và giảm số tiền mà ECB cần để tăng lãi suất.
Giống như Chủ tịch ECB Christine Lagarde, bà Gopinath kêu gọi các chính phủ tham gia cuộc chiến chống lạm phát thay vì gây thêm rắc rối bằng hỗ trợ tài chính toàn diện. Điều đó sẽ cho phép việc tăng lãi suất kết thúc sớm hơn và hạn chế một số hậu quả. Bà nói: “Một số tác dụng phụ của việc chống lạm phát bằng chính sách tiền tệ có thể được giảm bớt bằng cách trao cho chính sách tài khóa một vai trò lớn hơn”. Tuy nhiên, “việc đảm bảo ổn định giá cả là tùy thuộc vào các ngân hàng trung ương, bất kể lập trường tài chính như thế nào”. |
“Xét đến các điều kiện kinh tế mà chúng ta có, cả do lạm phát cao và mức nợ cao kỷ lục, cả hai sẽ kêu gọi thắt chặt chính sách tài khóa” - Gopinath nói. “Nếu bạn nhìn vào thâm hụt tài chính dự kiến của nhiều nước G7, thì chúng có vẻ quá cao trong thời gian quá dài” - bà nói thêm.
ECB đã tạo ra một chương trình huy động trái phiếu, được thiết kế để tránh tăng chi phí vay vốn có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khác của khu vực đồng Euro. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được kiểm chứng và Gopinath cho biết, cần phải làm nhiều hơn nữa để chuẩn bị ứng phó với những căng thẳng tài chính tiềm ẩn.
Bà kêu gọi các chính phủ của khu vực EU đồng ý với các quy tắc mới để giảm thâm hụt ngân sách và mức nợ đã tăng trên 100% tổng sản phẩm quốc nội ở nhiều quốc gia, bao gồm Pháp và Ý, đồng thời tạo ra một chương trình bảo hiểm tiền gửi duy nhất cho tất cả các ngân hàng khu vực đồng Euro, để thay thế hệ thống chắp vá hiện tại của các quốc gia.
Chi phí và lợi ích của việc nới lỏng định lượng cũng có thể cần được xem xét lại - ngay cả khi nó vẫn là một “công cụ quan trọng” khi tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao và lạm phát thấp, nhưng chi phí đi vay đang ở gần mức sàn.
“Cần thận trọng hơn khi sử dụng QE (nới lỏng định lượng) và đi kèm với nó là những hứa hẹn về chính sách lãi suất thấp trong tương lai, khi việc làm phần lớn đã phục hồi và lạm phát chỉ ở dưới mức mục tiêu một cách khiêm tốn. Việc duy trì QE trong những trường hợp như vậy làm tăng nguy cơ nền kinh tế sẽ trở nên quá nóng và chính sách sẽ buộc phải thay đổi đột ngột” - bà nói.
下一篇:Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
相关文章:
- 25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- Room remains to amplify Việt Nam
- Room remains to amplify Việt Nam
- Welcome ceremony held for Cuban Prime Minister
- Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- Party Central Committee discusses Socialist State, Party leadership innovation
- Favourable conditions for religious practices at all times high: official
- PM hails Australia's role in co
- Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- Việt Nam, Palestine strengthen solidarity, friendship
相关推荐:
- Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- Central inspection commission hands out punishment on Party organisations, members
- Welcome ceremony held for Cuban Prime Minister
- Việt Nam attaches importance to enhancing strategic partnership with Germany
- Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- NA sitting opens with wide range of laws to be examined
- Resolution 128 praised for reinvigorating socio
- More rapid, sustainable development in Central Highlands: Party Secretary
- Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- National Assembly’s 4th session will last 21 days
- Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương