Bổ sung cơ chế tài chính đặc thù thực hiện các nhiệm vụ chính trị
Trình bày tờ trình về dự án Luật,áogỡngayvướngmắcvềthểchếtronglĩnhvựctàichínhngânsábang sep hang c1 Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay, với Luật Chứng khoán, dự thảo sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Đồng thời sửa đổi, bổ sung nhóm các quy định để tháo gỡ các vướng mắc trên thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của TTCK với mục tiêu nâng hạng TTCK. Cụ thể là hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện được hoạt động bù trừ, thanh toán các giao dịch chứng khoán trên thị trường theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP).
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trình bày tại phiên họp |
Luật Kế toán sửa đổi, bổ sung nhóm quy định về tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán (IFRS) và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam; hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ; giảm bớt thời gian, chi phí cho công tác kế toán của đơn vị.
Dự thảo bổ sung quy định cơ chế tài chính đặc thù để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam tại khoản 1 Điều 74 Luật Ngân sách nhà nước như sau: "Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách đối với một số hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, báo cáo UBTVQH cho ý kiến trước khi thực hiện, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”. |
Đối với Luật NSNN, nội dung sửa đổi là bổ sung cơ chế cho phép các địa phương sử dụng ngân sách địa phương (NSĐP) để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của ngân sách cấp trên trực tiếp trên địa bàn, hỗ trợ các địa phương khác và chi viện trợ.
Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về chi NSNN thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và thường xuyên, bao gồm bổ sung mới một khoản tại Điều 8 Luật NSNN quy định chi NSNN (bao gồm cả nguồn chi đầu tư công, chi thường xuyên) cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; chi phí chuẩn bị, phê duyệt dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi…
Làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế
Trong Luật Quản lý thuế, Chính phủ đề xuất bổ sung khoản 2 Điều 5 của Luật Quản lý thuế quy định về trách nhiệm của công chức quản lý thuế, theo đó "Công chức quản lý thuế chịu trách nhiệm giải quyết hồ sơ thuế theo đúng chức trách, nhiệm vụ, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật có liên quan trong phạm vi hồ sơ, tài liệu của người nộp thuế cung cấp, văn bản thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp có liên quan đến giải quyết hồ sơ thuế của người nộp thuế".
Quy định này sẽ làm rõ về trách nhiệm cho cán bộ thuế trong trường hợp doanh nghiệp gian lận trong kê khai hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), cung cấp thông tin không trung thực dẫn đến việc giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp không đúng quy định. Bộ Tài chính cho biết, việc triển khai hoá đơn điện tử không thể ngăn chặn được việc gian lận và cán bộ thuế không thể kiểm soát hết được dữ liệu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp |
Đối với Luật Dự trữ quốc gia, dự thảo bổ sung cơ chế cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp thẩm quyền cho Thủ tướng chính phủ quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia.
Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến trong UBTVQH nhất trí về sự cần thiết nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các Luật thuộc dự án Luật nhằm tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách để từ đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo làm rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các điều, khoản nêu tại dự án Luật. Cùng với đó là đánh giá kỹ lưỡng tác động từng cơ chế, chính sách dự kiến sửa đổi, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đang thực hiện thí điểm.
“Chỉ đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung thực sự cấp bách, bức xúc và có sự đồng thuận giữa các cơ quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cản trở sự phát triển” - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh đề nghị.
Đủ cơ sở thực tiễn để luật hóa cơ chế thí điểm
Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá dự án Luật này nhận được sự đồng thuận tương đối cao trong các Ủy ban, trong UBTVQH. Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ báo cáo thẩm tra sơ bộ cùng các ý kiến đóng góp tại phiên họp hôm nay để hoàn thiện dự án Luật.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp |
Liên quan đến một số ý kiến về cơ chế cho phép các địa phương sử dụng NSĐP đầu tư các công trình hạ tầng của ngân sách cấp trên tại địa bàn, hỗ trợ các địa phương khác (tại Luật NSNN), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đề nghị cho phép luật hóa luôn cơ chế này tại Luật NSNN vì đã tương đối đủ cơ sở thực tiễn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật. Để đảm bảo chất lượng dự án luật, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của UBTVQH và cơ quan thẩm tra, lưu ý rà soát đảm bảo sửa những vấn cần thiết, cấp bách có thể cải thiện ngay, có sự đồng thuận cao. |
Theo Phó Thủ tướng, đây là yêu cầu thực tế bởi nhu cầu đầu tư liên vùng, liên tỉnh là đáng kể. Một số địa phương ngân sách không đáp ứng được trong khi địa phương khác có khả năng. Hiện tại, Luật Thủ đô đã quy định nội dung. TP. Hồ Chí Minh cũng đang thực hiện theo Nghị quyết 98, sau tổng kết cũng sẽ được chính thức hóa.
Ngoài ra, tại dự thảo, khoản 10 Điều 8 Luật NSNN được sửa đổi theo hướng việc chi đầu tư công nguồn NSNN và các hoạt động đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công; các chương trình, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) được thực hiện theo pháp luật về NSNN và quy định của pháp luật có liên quan và sẽ được tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền vào cuối kỳ trung hạn.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, quy định này để xử lý vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Đầu nhiệm kỳ, khi chuẩn bị KHĐTCTH thì chưa thể nhìn hết được các khoản thu của NSNN, như các khoản từ tiết kiệm chi, tăng thu. Do đó, có một số dự án cấp bách, cần được làm ngay nhưng chưa có trong danh mục xin được triển khai theo cơ chế này, và cũng sẽ không có sự xung đột giữa Luật NSNN và Luật Đầu tư công. Vì vậy, Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn được thông qua đề xuất này.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật. Để đảm bảo chất lượng dự án luật, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của UBTVQH và cơ quan thẩm tra, lưu ý rà soát đảm bảo sửa những vấn cần thiết, cấp bách có thể cải thiện ngay, có sự đồng thuận cao. Đồng thời rà soát đảm bảo tính khả thi của dự thảo luật, tránh chồng chéo với các luật khác tới đây cũng trình Quốc hội.
Dự kiến, dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình rút gọn./.