【keo liverpool】Những điểm mới cần quan tâm của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Quốc hội thông qua dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Trước hết, Luật cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật TTATGTĐB, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều này có nghĩa, nồng độ cồn bị cấm tuyệt đối khi tài xế điều khiển phương tiện tham gia GTĐB, không phân biệt loại phương tiện.

Thực chất quy định nêu trên không phải là nội dung mới, mà được kế thừa từ quy định của Luật GTĐB năm 2008 và thống nhất với quy định tại khoản 6, Điều 5 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Và để thực hiện đồng bộ quy định, tại khoản 5, Điều 87 Luật đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về TTATGTĐB, theo đó: Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia GTĐB; quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.

Thứ hai, bảo đảm TTATGTĐB đối với xe ôtô chở trẻ em mầm non, học sinh

Theo quy định tại Điều 46 Luật TTATGTĐB thì xe ôtô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

(1) Bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 35 của Luật (cụ thể là phải được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật và bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe); có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy định của Chính phủ;

(20) Xe ôtô chở trẻ em mầm non hoặc học sinh tiểu học phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định của pháp luật.

Xe ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3, Điều 10; khoản 1 và khoản 2, Điều 35 của Luật TTATGTĐB; có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 46.

Khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý trên mỗi xe ôtô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trong suốt chuyến đi. Trường hợp xe từ 29 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) mà chở từ 27 trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trở lên phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe ôtô. Người quản lý, người lái xe có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được để trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trên xe khi người quản lý và người lái xe đã rời xe.

Người lái xe ôtô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách.

Cơ sở giáo dục phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh; hướng dẫn cho lái xe và người quản lý trẻ em mầm non, học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình; chịu trách nhiệm bảo đảm TTATGTĐB khi tổ chức đưa đón trẻ em mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục đó.

Xe đưa đón trẻ em mầm non, học sinh được ưu tiên trong tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng xe, đỗ xe tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón trẻ em mầm non, học sinh.

Thứ ba, giấy phép lái xe (GPLX) có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm

Theo quy định tại Điều 58 thì điểm của GPLX được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về TTATGTĐB của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về TTATGTĐB bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về TTATGTĐB. Dữ liệu về điểm trừ GPLX của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm GPLX biết.

GPLX chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm. Trường hợp GPLX bị trừ hết điểm thì người có GPLX không được điều khiển phương tiện tham gia GTĐB theo GPLX đó. Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về TTATGTĐB theo quy định tại khoản 7, Điều 61 của Luật TTATGTĐB do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm. GPLX sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của GPLX trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm GPLX.

Luật TTATGTĐB cũng giao Chính phủ và Bộ Công an quy định chi tiết các nội dung trên.

Thứ tư, luật hóa quy định về đấu giá biển số xe

Điều 37 Luật TTATGTĐB quy định về đấu giá biển số xe nêu rõ: Giá khởi điểm của một biển số xe ôtô đưa ra đấu giá không thấp hơn 40 triệu đồng; giá khởi điểm một biển số xe môtô, xe gắn máy đưa ra đấu giá không thấp hơn 5 triệu đồng. Tiền đặt trước không thấp hơn giá khởi điểm của loại biển số xe đưa ra đấu giá.

Khi hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia đấu giá hoặc có nhiều người tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm của một biển số xe đưa ra đấu giá thì người đó được xác định là người trúng đấu giá biển số xe.

Đăng ký xe và biển số xe trúng đấu giá sau khi chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn biển số xe trúng đấu giá được quản lý, cấp, thu hồi theo quy định tại Điều 39 của Luật này.

Số tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá, chi phí quảng cáo, chi phí quản trị hệ thống đấu giá được nộp vào ngân sách Trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Luật giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định bước giá, hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục đấu giá biển số xe.

Ngoài ra, một trong những điểm mới trong Luật TTATGTĐB là biển số xe được quản lý theo mã định danh. Tại khoản 3, Điều 35 của Luật quy định: Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe là cá nhân, tổ chức; trường hợp tổ chức chưa có mã định danh thì quản lý theo mã số thuế, quyết định thành lập hoặc giấy tờ tương đương. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng không sử dụng được hoặc chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe được giữ lại số biển số xe trong thời hạn 5 năm để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; quá thời hạn nêu trên, số biển số xe đó bị cơ quan đăng ký xe thu hồi, nhập vào kho biển số xe để đăng ký, cấp cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, để thừa kế xe gắn với biển số xe trúng đấu giá. Trường hợp chủ xe có thay đổi thông tin về trụ sở, nơi thường trú, tạm trú thì được giữ lại số biển số xe định danh.

Thứ năm, sử dụng một phần tiền xử phạt để bảo đảm ATGT

Tại Điều 4 của Luật TTATGTĐB về chính sách của Nhà nước về TTATGTĐB quy định: Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm TTATGTĐB. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm TTATGTĐB. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về TTATGTĐB và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, ATGT theo quy định của Chính phủ.

Sau cùng là các quy định chuyển tiếp tại Điều 89 Luật TTATGTĐB, cụ thể:

(1) GPLX được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX;

(2) GPLX được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nếu chưa thực hiện đổi, cấp lại theo quy định của Luật này có hiệu lực sử dụng như sau:

a) GPLX hạng A1 được tiếp tục điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 4kW đến dưới 14kW;

b) GPLX hạng A2 được tiếp tục điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên hoặc có công suất động cơ điện từ 14kW trở lên và các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 quy định tại điểm a, khoản này;

c) GPLX hạng A3 được tiếp tục điều khiển xe môtô ba bánh, các loại xe quy định cho GPLX hạng A1 quy định tại điểm a, khoản này và các xe tương tự;

d) GPLX hạng A4 được tiếp tục điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000kg;

đ) GPLX hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ôtô số tự động chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3.500kg;

e) GPLX hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ôtô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg;

g) GPLX hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe được tiếp tục điều khiển xe ôtô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg;

h) GPLX hạng C được tiếp tục điều khiển xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên và các loại xe quy định cho các GPLX hạng B1, B2 quy định tại các điểm đ, e và g, khoản này;

i) GPLX hạng D được tiếp tục điều khiển xe ôtô chở người từ 9 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các GPLX hạng B1, B2, C quy định tại các điểm đ, e, g và h, khoản này;

k) GPLX hạng E được tiếp tục điều khiển xe ôtô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho các GPLX hạng B1, B2, C, D quy định tại các điểm đ, e, g, h và i, khoản này;

l) GPLX hạng FB2, FD được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng B2, D quy định tại điểm g và điểm i, khoản này khi kéo rơ-moóc; GPLX hạng FC được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng C quy định tại điểm h, khoản này khi kéo rơ-moóc, đầu kéo kéo sơmi rơ-moóc; GPLX hạng FE được tiếp tục điều khiển các loại xe quy định cho GPLX hạng E quy định tại điểm k, khoản này khi kéo rơ-moóc hoặc xe ôtô chở khách nối toa.

(3) Trường hợp người có GPLX đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có nhu cầu đổi, cấp lại GPLX thì thực hiện như sau:

a) GPLX hạng A1 được đổi, cấp lại sang GPLX hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến dưới 14kW;

b) GPLX hạng A2 được đổi, cấp lại sang GPLX hạng A;

c) GPLX hạng A3 được đổi, cấp lại sang GPLX hạng B1;

d) GPLX hạng A4 được đổi, cấp lại sang chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 1.000kg và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB cho người điều khiển xe máy chuyên dùng;

đ) GPLX hạng B1 số tự động được đổi, cấp lại sang GPLX hạng B với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe ôtô số tự động;

e) GPLX hạng B1, B2 được đổi, cấp lại sang GPLX hạng B hoặc hạng C1 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500kg;

g) GPLX hạng C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500kg;

h) GPLX hạng D được đổi, cấp lại sang GPLX hạng D2 và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500kg;

i) GPLX hạng E được đổi, cấp lại sang GPLX hạng D và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500kg;

k) GPLX hạng FB2 được đổi, cấp lại sang GPLX hạng BE hoặc hạng C1E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải đến 3.500kg;

l) GPLX hạng FC được đổi, cấp lại sang GPLX hạng CE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500kg;

m) GPLX hạng FD được đổi, cấp lại sang GPLX hạng D2E và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500kg;

n) GPLX hạng FE được đổi, cấp lại sang GPLX hạng DE và chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng cho người điều khiển máy kéo có trọng tải trên 3.500kg.

(4) Người học lái xe đã được đào tạo lái xe trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc đang được đào tạo lái xe tại ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa được sát hạch, cấp GPLX thì được sát hạch, cấp GPLX theo hạng GPLX đổi, cấp lại quy định tại khoản 3, Điều này.

(5) Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe máy chuyên dùng cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng.

(6) Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đó.

(7) Việc đấu giá biển số xe ôtô được thực hiện trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành đã được cấp văn bản xác nhận biển số xe ôtô trúng đấu giá thì tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ôtô; trường hợp chưa được cấp xác nhận biển số xe ôtô trúng đấu giá thì tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 73/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ôtô và quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 38 của Luật này.

Luật TTATGTĐB năm 2024 sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm TTATGTĐB, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời gian tới./.

Kiến Quốc

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
下一篇:Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt