Từ những bài thu hoạch viết tay,ốnschvềBcđặcbiệtcủangBaƯnhận định celtic những cuốn băng được ghi âm lại cẩn thận trong quá trình đi học về đề tài theo dấu chân của Bác, ông Trương Văn Ưa (Ba Ưa), ở ấp 5, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, đã làm nên một quyển tư liệu về thân thế Hồ Chí Minh với nhiều giá trị với ông. Quyển tư liệu viết về thân thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn được ông Ba Ưa xem là món quà vô giá để truyền lại cho con cháu. Những trang giấy bắt đầu ố vàng do thời gian, những nét chữ được sửa cẩn thận chồng lên nhau sau quá trình nghiền ngẫm, nghiên cứu các tư liệu… đó là những gì chúng tôi được tận mắt nhìn thấy về quyển tư liệu giá trị về Bác, đang được ông Ba Ưa lưu giữ tại nhà. Cuốn sách ông đặt tiêu đề “Đền thờ Bác Hồ, xã Lương Tâm”, nhưng bên trong đó không chỉ có một nội dung về Đền thờ Bác. Ông Ba Ưa tâm sự: “Như một cơ duyên, năm tôi 51 tuổi thì được về công tác ở Đền thờ Bác Hồ, thuộc xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Sau đó 1 năm, thì Đền thờ được công nhận Di tích cấp Quốc gia. Khi đó Bảo tàng Hồ Chí Minh mới yêu cầu phải cử một người để đi học tìm hiểu về Bác, thì tôi được cho đi học. Do đi học tập trung với đề tài theo chân Bác, nên tôi được trực tiếp tìm hiểu về những nơi Bác đã đi qua trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Để lưu giữ lại những bài giảng của thầy về mỗi nơi Bác đã đi qua, tôi thuê mấy anh em học chung ghi âm lại bài giảng, để mang về phát lại tại Đền thờ Bác. Mà hồi đó ghi âm cũng khó lắm, đâu được như bây giờ có cái máy nhỏ xíu là ghi đủ thứ trên đời hết”. Khoảng thời gian đi học, ông Ba Ưa đã tập hợp tư liệu để làm nên những trang viết quý giá về thân thế Hồ Chí Minh. Quyển tư liệu có bìa bên ngoài màu hồng, với dòng chữ là Đền thờ Bác Hồ, xã Lương Tâm. Giở từng trang mới thấy ông đã rất trân trọng cuốn sách vô giá của cuộc đời mình. Quyển có 28 trang, trong đó 3 trang đầu viết về quá trình hình thành, phát triển của Đền thờ Bác Hồ, ông dành phần lớn nội dung với 25 trang còn lại viết về thân thế, gia đình của Hồ Chí Minh. “Trong quá trình đi học hồi ấy, khi đi đến mỗi nơi mà Bác đã ở, đã đi qua tại đất nước mình, tôi đều viết bài thu hoạch để làm tư liệu. Nhờ vậy, mà sau này về tôi cũng thuận lợi hơn khi tập hợp làm quyển tư liệu về thân thế của Bác. Rất mừng là khi tôi làm quyển tư liệu này, được một người bạn giúp đỡ đánh máy, nên quyển tư liệu mới có thể lưu giữ được tới ngày hôm nay. Mục đích của tôi khi làm quyển này là để thuyết trình về thân thế, sự nghiệp của Bác đến mọi người, cũng như để tôi tự lưu giữ lại những gì mình biết về Bác. Tuy nhiên, vẫn rất tiếc là còn 2 tỉnh mà Bác đã đi qua, nhưng tôi chưa thể đến được đó là Bắc Kạn và Hà Giang”, ông Ba Ưa chia sẻ thêm. Hơn 10 năm được công tác tại Đền thờ Bác, đối với ông Ba Ưa đây là một niềm vinh dự rất lớn. Vì ở nơi đây, ông không chỉ được tìm hiểu thêm nhiều điều về người Cha già kính yêu của dân tộc, mà ông còn được ngày ngày thể hiện tấm lòng tôn kính của mình đối với Bác bằng những việc làm thiết thực tại Đền thờ. Để giúp mọi người có thể tìm hiểu thêm về con người, cuộc đời, sự nghiệp và nhiều câu chuyện hay về Bác, ông Ba Ưa còn làm một thư viện sách nhỏ ngay tại Đền thờ. Dù đã nghỉ hưu, nhưng mỗi năm vào ngày giỗ của Bác, ông Ba Ưa lại cùng cả gia đình về Đền thờ Bác Hồ, để làm mâm cơm đạm bạc dâng lên Người. Không chỉ làm quyển tư liệu về thân thế Bác Hồ để giới thiệu với mọi người và lưu giữ những giá trị quý giá về Bác để cho con cháu mai sau. Khắc ghi lời Bác dành cho người hưu trí, ngày nay ông Ba Ưa còn tích cực vận động kinh phí, vận động sự đóng góp, sự đồng thuận của người dân để góp phần cùng xây dựng địa phương. Ông Ba Ưa cho biết: “Bác đã từng nói, mình là cán bộ hưu trí mà là đảng viên phải phụng sự Nhân dân suốt đời. Cũng chính vì vậy, tôi luôn quan niệm dù là một câu nói hay một việc làm nhỏ nhất, mà phục vụ được cho bà con thì cũng nên làm”. Lật từng trang viết của quyển tư liệu, lại thấy tự hào hơn về Bác, lại thấy trân trọng tấm lòng với Bác của ông Ba Ưa! Bài, ảnh: AN NHIÊN |