【kèo wolves】Chăm sóc người ung thư sau xạ trị
Ông H.H.V, 75 tuổi, ngụ ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời mấy hôm nay như khoẻ hẳn ra, khi ông đã hoàn thành đợt xạ trị kỳ thứ 3/9 tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh và trở về nhà. Con cháu, người thân quây quần chia sẻ, chăm sóc, ông như được tiếp thêm sức mạnh để chống chọi lại với bệnh tật, dù các phản ứng phụ sau khi thực hiện xạ trị vẫn còn làm cho cơ thể ông mệt mỏi, đau nhức.
Một bệnh nhân sau quá trình xạ trị, nhờ tuân thủ các liệu pháp điều trị và được chăm sóc tốt, nên sức khoẻ phục hồi nhanh.
Ông H.H.V là một trong những trường hợp may mắn khi được phát hiện khối u gan ở vào giai đoạn 2, nên việc xạ trị cơ bản đã đáp ứng được các liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Xạ trị hiện nay được xem là phương pháp phổ biến trong quá trình điều trị ung thư. Tác dụng của phương pháp này là làm cho tế bào ung thư bị phá huỷ hoặc bị tiêu dệt. Đồng thời nhằm ngăn chặn chúng phân chia và phát triển sang các tế bào khác. Tuy nhiên, phương pháp này lại có một số tác dụng phụ không mong muốn như: bệnh nhân sẽ bị buồn nôn, rụng tóc, đau cơ, thậm chí là tiêu chảy… ít nhiều cũng sẽ gặp khó khăn về chất lượng cuộc sống và trong sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh nhân sau khi thực hiện xạ trị, tác dụng phụ làm cho bị rụng tóc, mệt mỏi… đang được người nhà hỗ trợ tập một số động tác nhẹ, nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Việc chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân sau khi xạ trị đòi hỏi cần phải có kiến thức nhất định để tránh làm tổn hại đến các phần cơ thể nhạy cảm của người bệnh. Cụ thể như: phần da sau khi thực hiện xạ trị cần tránh các tác động cọ xát, tránh sử dụng chất kích thích (sữa tắm, xà phòng…) để không xảy ra tình trạng bị viêm loét; đối với những bệnh nhân xạ trị vùng thực quản thì cần phải có chế độ ăn, uống các loại thức ăn nhẹ, mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hoá. Việc thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ và bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý, cũng là một liệu pháp giúp người bệnh tăng thêm sức đề kháng và mau bình phục hơn.
Chia sẻ về với chúng tôi, bà Hà Thị Kim (người nhà của ông H.H.V) thông tin: “Hồi mới được bác sĩ cho biết bị bệnh K gan, ông nhà tôi hoang mang lắm. Nhưng sau vài lần thực hiện phương pháp xạ trị và được gia đình chăm sóc chu đáo theo chỉ dẫn của bác sĩ, nên tinh thần của ông giờ đã khá lắm rồi, vui vẻ và tự tin hơn nhiều”.
Cũng như ông V, bà Đ.T.T.M, 62 tuổi, ngụ Khóm 6, Phường 1, TP Cà Mau bị ung thư phổi giai đoạn 3 và đang được điều trị bằng phương pháp xạ kết hợp với hoá trị tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, sau khi đã được phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính ở phổi. Nhờ có sự chuẩn bị tốt về tâm lý trước khi được xạ trị, nên bà M có dấu hiệu hồi phục sức khoẻ khá tốt so với yêu cầu chuyên môn.
Một bệnh nhân sau xạ trị, cơ thể phản ứng với tia phóng xạ, làm cho mệt mỏi, đang được bác sĩ Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau thăm khám.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Nhã, Phó trưởng Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, lưu ý: “Người bệnh một khi đã quyết tâm điều trị ung thư (trong đó có xạ trị), thì nên tuyệt đối tin tưởng vào các phác đồ điều trị và sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, người bệnh và người thân cũng cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, hạn chế sự căng thẳng, lo âu, sợ hãi; tránh để cơ thể bị viêm nhiễm cục bộ. Quan trọng hơn, trước và sau khi xạ trị, bệnh nhân cần có các chế độ dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Có như vậy thì hiệu quả điều trị mới cao”.
Nhìn chung, ung thư là bệnh nan y nên hầu hết những người mắc phải căn bệnh này đều có tâm lý lo âu. Trong khi quá trình điều trị sẽ xảy ra một số tác dụng phụ, càng làm cho bệnh nhân thêm hoang mang. Do vậy, việc chăm sóc cho người bệnh đúng cách không những giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm hơn, mà việc đáp ứng các loại thuốc đặc trị và phác đồ cũng sẽ có hiệu quả tích cực hơn.
Phương Vũ
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/557e798983.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。