【chẵn lẻ tài xỉu】Tình hình Ukraine mới nhất: Bắn phá ác liệt tại miền đông Ukraine trở lại cao trào
Tình hình Ukraine mới nhất: Bắn phá ác liệt,ìnhhìnhUkrainemớinhấtBắnpháácliệttạimiềnđôngUkrainetrởlạicaotràchẵn lẻ tài xỉu cuộc chiến Ukraine trở lại cao trào
Theo những tin tức về tình hình Ukraine mới nhất, giao tranh bùng phát dữ dội khắp thành trì lớn nhất của lực lượng ly khai miền đông Ukraine – Donetsk hôm 11/1. Những cuộc bắn phá ác liệt đã phá huỷ một trạm điện và khiến gần 400 công nhân mỏ bị mắc kẹt trong một trong những hầm mỏ lớn nhất Châu Âu.
Người ta liên tiếp nghe thấy những tràng đạn súng cối, đạn rocket trên khắp vùng Donetsk đang chìm trong tuyết vào buổi tối hôm 11/1 bất chấp việc lệnh ngừng bắn chính thức vẫn đang được áp dụng. Các nhân chứng cho biết, hàng loạt vụ bắn phá đã diễn ra, đặc biệt ác liệt và dữ dội ở ngoài rìa phía bắc của thành phố Donetsk – nơi có sân bay tranh chấp giữa Kiev và lực lượng ly khai. Khu vực sân bay này là một trong những chiến trường khốc liệt nhất, đẫm máu nhất trong cuộc chiến kéo dài 9 tháng qua ở miền đông Ukraine.
Tình hình Ukraine mới nhất: Bắn phá ác liệt, cuộc chiến Ukraine trở lại cao trào. Ảnh minh họa
Những đợt bắn phá vào tối 11/1 đã leo lên mức ác liệt như thời đỉnh cao của cuộc xung đột hồi mùa hè năm ngoái. Tình hình bạo lực gia tăng mạnh mẽ như trên có nguy cơ làm chệch mọi nỗ lực của Tổng thống Petro Poroshenko trong việc sắp xếp các cuộc đàm phán hoà bình trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào ngày 15/1 tới ở Kazakhstan. Đây là cuộc họp 4 bên có sự tham dự của lãnh đạo các nước gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine.
Một phát ngôn viên quân đội Ukraine ở thủ đô Kiev cáo buộc rằng, lực lượng ly khai đã nhằm bắn vào các mục tiêu quân sự của chính quyền Kiev 41 lần trong tối 11/1. Vị phát ngôn viên trên cũng nhấn mạnh rằng, hầu hết các cuộc tấn công bằng rocket và đạn pháo của lực lượng ly khai miền đông Ukraine đều diễn ra ở xung quanh sân bay của Donetsk – nơi vẫn còn một bộ phận binh lính chính phủ đang cầm cự ở đó kể từ hồi cuối tháng 5. Một người đã thiệt mạng trong vụ bạo lực vào đêm trước nhưng không có thông tin thêm nữa về tình trạng trạng thương vong sau đó trong ngày.
Trong khi đó, giới chức miền đông Ukraine cho biết, nhiều dân thường đã thiệt mạng trong các vụ bắn phá xảy ra khắp khu vực. Một trong những vụ bắn phá của quân chính phủ vào Donetsk chiều ngày hôm qua đã phá huỷ một nhà máy điện chuyên cung cấp điện cho mỏ than Zasyadko rộng lớn của thành phố. Khoảng 390 công nhân mỏ đang làm việc trong hầm thì mất điện. Sự cố này đã ảnh hưởng đến hệ thống thông hơi, thông gió của hầm và cả hệ thống thang máy mà những người thợ mỏ sử dụng để trở lại mặt đất.
"Mạng lưới điện đã được hồi phục vào 3h31 chiều cùng ngày và họ bắt đầu đưa các công nhân mỏ lên”, Chủ tịch Hội Những người Thợ mỏ Ukraine – ông Mykhailo Volynets cho biết. Zasyadko là một trong những mỏ than lớn nhất của Ukraine . Mỏ than này thuê đến 10.000 công nhân khi nó hoạt động ở mức cao nhất. Mỏ Zasyadko từng phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá khứ. Một thảm hoạ năm 2007 từng cướp đi mạng sống của hơn 100 người và hiện vẫn là tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất của Ukraine thời hậu Xô-viết.
Chiến sự ở miền đông leo thang ngày hôm qua sau khi giao tranh bùng phát dữ dội trở lại ở miền đông Ukraine từ hôm 9/1. Ngày hôm đó, đã có ít nhất 6 binh lính chính phủ và 2 dân thường thiệt mạng trong các cuộc nã pháo ác liệt nhất trong nhiều tuần trở lại đây giữa lực lượng ly khai và quân chính phủ. Tình trạng bạo lực gia tăng mạnh mẽ đã phơi bày những khó khăn, thách thức đặt ra trước thềm cuộc đàm phán hòa bình dự kiến diễn ra vào ngày 15/1 tới bất chấp việc giới chức phương Tây đang tỏ ra lạc quan một cách thận trọng về cuộc đàm phán sắp tới.
Nga ‘nhắc khéo’ Thủ tướng Ukraine tham gia tuần hành tại Paris
Người đứng đầu Ủy ban về các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Aleksei Pushkov, cho rằng, Tổng thống Ukraine “thiếu tiêu chuẩn” khi tham gia sự kiện tuần hành tại Pháp vào ngày hôm 11/1. Lenta dẫn chia sẻ trên Twitter cá nhân của người đứng đầu Ủy ban về các vấn đề quốc tế của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga), ông Aleksei Pushkov cho rằng: “Trong khi ông Poroshenko ‘không xác định’ được đối tượng của các cuộc tấn công khủng bố ở Odessa, khiến hơn 40 người thiệt mạng do hỏa hoạn, song người đứng đầu Ukraine đã lại tham gia một cuộc hành quân chống khủng bố tại Paris”.
Tổng thống Ukraine đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố tại Pháp hôm 7/1. Ảnh minh họa
Cùng ngày, trên Twitter cá nhân, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo việc ông cùng Tổng thống Pháp Francois Hollande và người dân nước này tham gia cuộc tuần hành “Nói ‘Không’ với chủ nghĩa khủng bố, “Có” cho tự do và dân chủ”. Được biết, cuộc tuần hành chống khủng bố ở Thủ đô Paris, Pháp diễn ra vào 15h chiều ngày 11/1 (giờ Paris, 17h, giờ Moscow).
Khoảng 50 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và các nhà lãnh đạo cấp cao đến từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu cuộc tuần hành trên đường phố Paris để bày tỏ tình đoàn kết và sát cánh với nước Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Tổng thống Pháp Francois Holland xuống đường cùng với các nhà lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và các Thủ tướng Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Đan Mạch, Albanie, Bulgary, Hy Lạp, Hungary, Hà Lan, Tổng thống Thụy Sĩ, Tổng thống Rumani và Tổng thống Ukraine.
Dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự cuộc tuần hành là Ngoại trưởng Sergei Lavrov, trong khi phía Mỹ là Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder. Các quan chức cao cấp nhất của Liên minh châu Âu (EU) như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Junker cũng có mặt trong đoàn tuần hành.
Tình hình Ukraine mới nhất: Quân đội Ukraine và lực lượng ly khai trao đổi 900 tù binh
Theo TASS, ngày 11/1, phát biểu với hãng thông tấn Donetsk, Ủy viên phụ tránh về nhân quyền của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Daria Morozova cho hay DPR và các lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành chín cuộc trao đổi tù binh kể từ khi bùng phát giao tranh tại vùng Donbass. 404 người đã được giao cho phía Ukraine và thêm 25 người đã được phóng thích như một cử chỉ thiện chí của DPR.
Các tù binh Lực lượng ly khai chờ đợi tiến trình trao đổi ở thành phố Yasinovataya, gần Donetsk, miền đông Ukraine ngày 26/12. Ảnh minh họa
Về phần mình, chính quyền Kiev đã giao cho DPR 500 người. Tù binh mà các lực lượng vũ trang Ukraine trao trả đa số là thường dân để nhận lại các quân nhân bị DPR bắt giữ.
Theo bà Morozova các thường dân, trong đó có nhiều phụ nữ, không thuộc lực lượng dân quân của DPR. Dự kiến cuộc trao đổi tù binh lần thứ 10 sẽ được hai bên tiến hành trong 2 tuần tới.
Cũng theo bà Morozova, kể từ khi cuộc xung đột tại Donbass nổ ra, đã có 2.251 người trong vùng, trong đó có 35 trẻ em dưới 18 tuổi, thiệt mạng. Tổng thiệt hại do cuộc xung đột gây ra trong năm 2014 là vào khoảng 1,3 tỷ hryvnia (82,25 triệu USD), hơn 7.200 bộ phận cơ sở hạ tầng đã bị hư hại hoặc bị phá hủy.
Tình hình Ukraine mới nhất: Miền Đông Ukraine trước nguy cơ khủng hoảng nhân đạo
Tính từ trung tuần tháng 4/2014 tới ngày 6/1/2015, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.808 người (bao gồm 298 người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay Malaysia) và khiến 10.468 người bị thương. Đây là số liệu được công bố ngày 12/1 trong báo cáo của Văn phòng Liên hợp quốc về điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA).
Theo báo cáo trên, số người Ukraine phải di cư đã vượt quá 1 triệu người, trong đó 634.000 người buộc phải di chuyển trong nước, còn 594.000 người phải tị nạn sang các nước láng giềng, chủ yếu là Nga. Ngoài ra, gần 5,2 triệu người vẫn đang ở trong khu vực chiến sự, trong đó có 1,4 triệu người thuộc diện "dễ bị tổn thương" và cần được hỗ trợ nhân đạo. Nhiều người trong số này sống trong tình trạng thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ bản thân, đặc biệt không thể mua thực phẩm, thuốc men và phải chống chọi với điều kiện mùa Đông giá lạnh.
Nhà dân bị phá hủy nghiêm trọng do bị pháo kích trong các cuộc xung đột ở Donetsk, miền Đông Ukraine. Ảnh minh họa
Báo cáo nêu rõ, chiến sự ở miền Đông đã cản trở hoạt động viện trợ nhân đạo cho người dân, tuy nhiên, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đang lên kế hoạch phân phối 40.000 bộ đồ viện trợ để và cung cấp các thẻ ăn miễn phí cho người di cư. Bên cạnh đó, lương thực cũng được cấp cho người dân ở khu vực đang thuộc quyền kiểm soát của lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine, thông qua các tổ chức đối tác của WFP.
Theo Liên hợp quốc, một trong những vấn đề hết sức nan giải là việc đảm bảo các chế phẩm và thiết bị y tế như thuốc Insulin, thiết bị lọc máu, truyền máu, thiết bị chẩn đoán cho phòng thí nghiệm, vaccine, thuốc điều trị bệnh lao, ung thư và HIV,... cho khu vực miền Đông Ukraine. Đặc biệt, vẫn tồn tại tình trạng khan hiếm thực phẩm trong các bệnh viện, cũng như thiếu nhiên liệu cho xe cứu thương. Vấn đề hỗ trợ y tế cho miền Đông Ukraine sẽ được thảo luận cụ thể tại hội nghị của Liên hợp quốc diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 15/1 tới với sự tham gia của Tổ chức Y tế thế giới và các nhà tài trợ quốc tế.
Trang Mạc (tổng hợp)
Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine