【bang xep hang 2duc】Thị trường chứng khoán vẫn đang ở mức rủi ro cao
Tuần giao dịch cuối cùng của tháng 4/2018,ịtrườngchứngkhoánvẫnđangởmứcrủbang xep hang 2duc thị trường tiếp tục giảm mạnh. Đây cũng là tuần giảm mạnh thứ 3 liên tiếp của chỉ số VN-Index. Chỉ riêng tháng 4/2018, VN-Index đã rơi 124,2 điểm, tương ứng 10,5%.
Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 69,6 điểm xuống 1.050,26 điểm; HNX-Index giảm 9,94 điểm xuống 122,64 điểm.
Áp lực bán tăng trên diện rộng, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, bất động sản khiến các mã cổ phiếu thuộc các nhóm này giảm sâu.
Quan sát các phiên giảm mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán có thể nhận thấy, các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán bị bán rất mạnh đã đẩy giá phiếu 2 ngành này lùi sâu dưới mức tham chiếu trong thời gian rất ngắn.
Diễn biến giao dịch tuần qua cũng cho thấy, dường như một bộ phận nhà đầu tư bất chấp giá thấp vẫn bán ra với mục tiêu chốt lời hoặc thu hồi vốn và thoát ra khỏi thị trường bằng mọi giá. Các chuyên gia cho rằng, có lẽ nhiều nhà đầu tư bị áp lực lãi vay cận biên nên diễn biến thị trường mới như vậy.
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết: “Dựa trên phân tích kỹ thuật chúng tôi nhận định rằng, thị trường sẽ tiếp tục duy trì xu hướng đi xuống ngắn hạn trong thời gian tới. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index sẽ không còn chứng kiến những đợt giảm sâu như trong những phiên giao dịch cuối tháng 4 do chỉ báo RSI đã vượt ra khỏi vùng quá bán và chỉ báo Stochastic xác nhận tín hiệu mua vào.
VN-Index có thể giảm tiếp và ổn định ở quanh ngưỡng 1.000 điểm phản ánh thị trường tiến vào giai đoạn tích lũy tạo tiền đề cho một xu thể tăng mới bền vững.
Do đó chúng tôi nhận định, ngưỡng 1.030 điểm vẫn chưa phải là đáy của VN-Index. Do vậy, nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn này và tiến hành giải ngân một cách từ từ mang tính chất thăm dò nhằm tránh tình trạng "bắt dao đang rơi" – ông Cường đưa ra nhận xét.
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn, Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS) phân tích, năm 2017, thị trường điều chỉnh từ ngày 12/4 tới hết tháng 4, sau đó tăng mạnh mẽ trở lại trong tháng 5. Năm nay cũng khá tương đồng khi thị trường bắt đầu điều chỉnh từ ngày 10/4. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh năm nay là rất lớn.
Do đó, để thị trường bật tăng trở lại sẽ mất nhiều thời gian để tích lũy hơn.
Một điểm đáng chu ý trong tháng 5 năm nay, đó là khả năng chính thức vận hành sản phẩm chứng quyền có đảm bảo (CW). CW ở Việt Nam trong giai đoạn đầu sẽ là CW mua. Do đó, khả năng sẽ tác động khá tích cực lên thị trường, bởi chỉ khi cổ phiếu giảm về mức hấp dẫn và bật tăng trở lại thì mới có thể phát hành CW thành công.
“Tôi cho rằng, tháng 5 năm nay khả năng sẽ là giai đoạn tích lũy tạo đáy trung hạn cho thị trường, trước khi thị trường bước vào giai đoạn tăng trưởng mới” - ông Tân đưa ra đánh giá.
Dưới góc nhìn của một số công ty chứng khoán, tuần đầu tiên của tháng 5/2018 là tuần khá khó khăn khi dòng tiền vẫn chưa ủng hộ và rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao. Nếu thị trường tích cực thì cũng chỉ hồi phục 1 đến 2 phiên, sau đó có khả năng tiếp tục đi xuống.
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, tâm lý nhà đầu tư hiện đang ở trạng thái tiêu cực với áp lực bán tăng mạnh ngay ở vùng giá thấp, trong khi dòng tiền bắt đáy hoạt động còn khá yếu. Tuy vậy, phiên hồi phục cuối tuần mở ra khả năng chỉ số VnIndex có thể sẽ có thêm các phiên hồi phục sau kỳ nghỉ lễ.
Đưa ra lời khuyên với các nhà đầu tư trong thời gian tới, ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCBS), cho biết, với những nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên tham gia vào thị trường lúc này bởi rủi ro bất ổn từ thị trường vẫn rất lớn. Tuy nhiên, sẽ vẫn có những nhịp hồi phục xen kẽ để nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục về trạng thái an toàn hơn…