Lô thuốc nói trên do Phòng thí nghiệm Fourrts của Ấn Độ sản xuất cho hãng dược phẩm Dabilife Pharma. Kết quả kiểm tra cho thấy,ảnhbaacuteovềchấtđộchạitrongsirotrịcảmlạkeo bong da truc tiep trong lô siro này có hàm lượng diethylene glycol chiếm 0,25% và ethylene glycol chiếm 2,1%, trong khi mức giới hạn an toàn cho cả hai chất này đều chỉ tối đa là 0,1%.
Theo WHO, cả nhà sản xuất và nhà tiếp thị của Cold Out đều chưa gửi tới cơ quan này tài liệu chứng minh về chất lượng và sự an toàn của sản phẩm này đối với người dùng.
Thông tin về Cold Out là cảnh báo mới nhất mà WHO đưa ra trong những tháng gần đây, liên quan siro ho chứa chất độc hại đang được bán trên toàn thế giới. Ít nhất 5 trong số những loại siro mà WHO đề cập là do các công ty của Ấn Độ sản xuất.
Siro ho sản xuất tại Ấn Độ liên quan đến các trường hợp tử vong của ít nhất 89 trẻ em ở Gambia và Uzbekistan hồi năm ngoái.
Các chuyên gia dược phẩm cho biết, nhiều công ty vì tham lợi nhuận, đã thay thế propylene glycol - một thành phần được sử dụng trong siro ho - bằng các chất khác rẻ hơn nhưng độc hại như ethylene glycol và diethylene glycol. Những chất này có thể gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, thay đổi trạng thái thần kinh, tổn thương thận cấp tính và nhiều triệu chứng khác. Trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn đến tử vong.
Năm 2022, hơn 300 trẻ em, chủ yếu dưới 5 tuổi, ở Gambia, Indonesia và Uzbekistan đã tử vong do tổn thương thận cấp tính. Những trường hợp này liên quan các sản phẩm siro ho tương tự do các những công ty khác nhau sản xuất.