【số liệu thống kê về ajax gặp fortuna sittard】Tháo gỡ rào cản cho hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp
作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:02:24 评论数:
Nhiều thuận lợi
Ông Phan Đức Hiếu, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, theo số liệu thống kê hiện nay có khoảng 4,671 triệu hộ kinh doanh, tổng tài sản ước tính 655 nghìn tỉ đồng, tạo ra 2.188 nghìn tỉ đồng doanh thu, nộp 12.362 nghìn tỉ đồng tiền thuế, giải quyết 7.945 triệu lao động.
Về bản chất hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ là một, nhưng chính sách hiện nay rất phân biệt và có nhiều trường hợp hộ kinh doanh loại ra khỏi chính sách khiến họ có nhiều hạn chế so với doanh nghiệp. Cụ thể, là việc hạn chế quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, hoạt động kinh doanh trong phạm vi quận, huyện, không mở chi nhánh, văn phòng đại diện…
Chưa kể, một số ngành nghề phải là doanh nghiệp, và hạn chế quy mô sử dụng lao động, dưới 10 lao động thường xuyên. Hộ kinh doanh cũng bị hạn chế huy động vốn, chủ yếu là vay hoặc từ chính thành viên tham gia hộ.
Nếu “chính thức hóa” hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ nâng cao chất lượng lao động: điều kiện, thu nhập, an toàn, phúc lợi và tính ổn định; Chính xác, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các loại hình kinh doanh... Góp phần giải quyết tình trạng kinh tế tiền mặt, làm lành mạnh hoạt động kinh tế. Nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguồn, vốn, tín dụng…
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, cùng với sự tăng trưởng, phát triển của các thành phần kinh tế trong giai đoạn qua khu vực kinh tế tư nhân, trong đó các hộ cá thể ngày càng tăng trưởng về số lượng cũng như ngành nghề kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước nhà, đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, thực trạng tồn tại hiện nay là mặc dù đã có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường nhưng hiệu quả kinh tế của hộ cá thể chưa đạt dược như mong muốn. Hầu hết hộ có quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, vốn ít, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng khó khăn do DN tín dụng chưa thật sự tin tưởng. Trình độ quản lý và tiếp cận công nghệ cũng còn có phần hạn chế. Phương thức bán hành thường bán trực tiếp đến người tiêu dùng và thanh toán tiền mặt; hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo đó, việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN nhằm tạo thêm nhiều cơ hội tốt hơn cho cá thể mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Góp phần phát triển mạnh mẽ hệ thống DN Việt Nam theo tiêu chí bền vững, có năng lực cạnh tranh. Tạo điều kiện cho cơ quan thuế quản lý, kiểm tra kiểm soát nguồn thu tiền thuế của đối tượng này tốt hơn thông qua việc giữ sổ sách kế toán, nộp thuế theo hình thức kê khai của họ. Tạo thêm nhiều cơ hội tốt hơn cho các hộ cá thể nâng cao vị thế của mình trên thương trường; mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường…
Hộ kinh doanh chưa mặn mà
Chuyển đổi thành DN sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng hiện nay nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa mặn mà với việc này. Anh Lê Minh, một hộ kinh doanh chuyên về tư vấn đầu tư tại quận Tân Bình thẳng thắn cho biết: “Chúng tôi là những hộ kinh doanh nhỏ, doanh thu là điều chúng tôi quan tâm nhất. Khi chuyển đổi thành DN sẽ kéo theo phát sinh thêm chi phí về nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thủ tục giấy tờ kế toán phức tạp hơn. Mặt khác, hiện hộ kinh doanh chúng tôi chưa thấy được lợi ích khi chuyển đổi thành DN bởi những cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự thông thoáng, tạo thuận lợi cho DN”.
Đồng quan điểm, ông Huỳnh Tấn Lộc, hộ kinh doanh tại quận Bình Tân cũng cho biết không muốn chuyển đổi lên DN vì mô hình kinh doanh của ông là "siêu siêu nhỏ", việc thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng thực tế doanh thu. Ông Lộc cho rằng, có một bộ phận hộ kinh doanh lớn nhưng số thu nhỏ do cán bộ thuế không minh bạch thì Nhà nước cần có cơ chế quản lý chặt khâu này để tránh thất thu, tạo sự minh bạch, công bằng giữa các hộ.
Ngoài ra, theo đại diện một số hộ kinh doanh, hiện trình độ, kỹ năng quản lý DN, marketing, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn chưa đáp ứng yêu cầu thay đổi từ hộ sang DN. Đồng thời, thủ tục báo cáo tài chính của đơn vị kế toán còn phức tạp với 5 loại báo cáo mà thực tế một số báo cáo không cần thiết đối với DN nhỏ. Theo đó, muốn các hộ kinh doanh tự nguyện chuyển đổi thành DN cần phải đơn giản các thủ tục này.
Ông Phan Đức Hiếu kiến nghị nên cải cách môi trường kinh doanh, tính đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong quá trình thúc đẩy hộ kinh doanh lên doanh nghiệp nên dùng các đòn bẩy “kinh tế” hơn là “mệnh lệnh hành chính”. Điều quan trọng nhất là chính nhà đầu tư thấy được “lợi ích” lớn hơn “chi phí” khi thành doanh nghiệp. Ngoài ra cần tiếp tục một cách mạnh mẽ cải cách về môi trường kinh doanh (đã được xác định) nhằm giảm chi phí và thời gian cho hoạt động kinh doanh./.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP.HCM, từ Nghị quyết 35 của Chính phủ đến các chương trình kích cầu của TP.HCM, kết nối ngân hàng, đều ưu tiên dành nguồn vốn vay ưu đãi cho các DN vừa và nhỏ. Đến nay, các chương trình kết nối ngân hàng – DN đã hỗ trợ vay vốn với số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng và không có phát sinh nợ quá hạn. Khi hộ kinh doanh vay vốn thì phải có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, với DN có thể được xem xét hỗ trợ được vay bằng tín chấp, không đảm bảo bằng tài sản, thông qua Quỹ bảo lãnh DN nhỏ và vừa và các DN có thể thế chấp bằng dòng tiền ngắn hạn, công nợ. Vì vậy, chuyển từ hộ kinh doanh lên DN giúp DN tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. |