【tỷ lệ cá cược cúp fa】Ðồng hành cùng người neo đơn, tàn tật
Giữa cái nắng tháng Ba như thiêu như đốt, trong căn nhà bốn bên vách thiếc chưa đầy 20 m2 chẳng có tài sản gì đáng giá, bà Bông Thị Xê (55 tuổi, ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) ngồi lọt thỏm trên võng. Mấy tháng nay bệnh tình trở nặng khiến bà không thể tự chăm sóc bản thân mình. Nhờ chị em hội viên phụ nữ ở ấp tới lui dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, giặt giũ, bà cảm thấy ấm lòng.
Giữa cái nắng tháng Ba như thiêu như đốt, trong căn nhà bốn bên vách thiếc chưa đầy 20 m2 chẳng có tài sản gì đáng giá, bà Bông Thị Xê (55 tuổi, ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển) ngồi lọt thỏm trên võng. Mấy tháng nay bệnh tình trở nặng khiến bà không thể tự chăm sóc bản thân mình. Nhờ chị em hội viên phụ nữ ở ấp tới lui dọn dẹp nhà cửa, cơm nước, giặt giũ, bà cảm thấy ấm lòng.
Bà Bông Thị Xê là 1 trong hơn 90 người già neo đơn, người khuyết tật được các cơ sở hội phụ nữ trong huyện Ngọc Hiển giúp đỡ từ chương trình “Ngày thứ Bảy đồng hành cùng người già neo đơn, người khuyết tật”.
Chủ tịch Hội LHPN huyện Ngọc Hiển Bùi Ngọc Dung cho biết: “Các hội viên phụ nữ rất cảm thông sâu sắc với những hoàn cảnh phụ nữ neo đơn, người khuyết tật, không ai chăm sóc. Vì thế, phong trào này được phát động với mong muốn chăm lo tốt hơn cho những hoàn cảnh không may mắn ấy, như thể hiện trách nhiệm của người con đối với cha mẹ mình. Ðầu tiên chúng tôi phát động trong Ban Chấp hành Hội LHPN huyện, sau đó phổ biến cho các cơ sở hội”.
Bà Bông Thị Xê được hội viên phụ nữ ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây chăm sóc tận tình, nhất là trong những lúc bệnh trở nặng. |
Nói là “ngày thứ Bảy” nhưng thật ra, bất cứ lúc nào, chị em hội viên sắp xếp được thời gian đều đến thăm hỏi, động viên, giúp đỡ người neo đơn, khuyết tật bằng nhiều hình thức như: dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, xới đất trồng rau... Một số cơ sở hội còn tặng xoong nồi, mùng mền, quần áo, hỗ trợ gạo hằng tháng, hay tranh thủ các dự án đầu tư của Hội LHPN cho người khuyết tật vay phát triển sản xuất… Có nhiều người bị khuyết tật nặng về cơ thể, thần kinh, không thể tự chăm sóc bản thân, vì thế chị em phụ nữ sẽ là chỗ dựa, giúp họ tạm thời vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Với phương châm “cần gì giúp nấy”, mỗi chi hội phân công 1 hội viên phụ trách chăm sóc 1 đối tượng, hằng ngày đến thăm nom, chăm sóc như người thân trong gia đình. Phong trào chỉ mới phát động vài tháng, sự hỗ trợ về vật chất chưa nhiều, chủ yếu là chăm lo về tinh thần, sức khoẻ, đỡ đần trong cuộc sống, sinh hoạt… Song, sự quan tâm ấy đủ làm ấm lòng người neo đơn, khuyết tật, làm vơi đi nỗi đau thể xác, tinh thần, tạo động lực để họ sống vui, sống khoẻ.
Bà Bông Thị Xê cảm kích: “Thân tôi tật nguyền, đi lại khó khăn, lại sống một mình nên không thể tự lo cho mình. Hằng tháng, ngoài chế độ hỗ trợ dành cho nạn nhân chất độc da cam 1,3 triệu đồng, tôi không có nguồn thu nhập nào cả. Bản thân lại đi đứng khó khăn nên đành trông chờ vào sự giúp đỡ của chị em phụ nữ trong chi hội. Tôi thấy mình có thêm động lực để sống”.
Bà Xê có 6 anh chị em, nhưng ai cũng có gia đình riêng và cuộc sống khó khăn nên không có điều kiện chăm lo cho bà. Bà còn người anh và đứa cháu cũng là người khuyết tật. Riêng bà, từ khi mới sinh ra đã không lành lặn, nhưng trước đây còn gượng gạo di chuyển được, nay tay chân co rút, yếu ớt không thể đi lại được. Sức khoẻ bà đã giảm sút nhiều, giọng nói ngắt quãng, hơi thở mệt nhọc. Bác sĩ bảo đó là những biến chứng do chất độc hoá học tồn tại lâu ngày trong cơ thể. Hiện bà sống cùng một phụ nữ khác cũng neo đơn không nơi nương tựa. Tuy không bà con ruột thịt, nhưng vì cám cảnh đơn độc, tật nguyền như nhau nên về sống cùng nhau. Mới đây, người bạn sống chung của bà bệnh nặng phải nằm viện, hiện đang được Chi hội Phụ nữ bệnh viện chăm sóc.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Ðường Kéo Nguyễn Thị Xuân cho biết: “Chị Xê tuy sống một mình nhưng không cô đơn vì chị em hội viên phụ nữ trong ấp ngày nào cũng ghé ngang, khi thì mua cháo, lo cơm, lúc giúp chị dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Nói chung, dù không giúp nhiều về vật chất nhưng bất cứ khi nào chị cần, chúng tôi đều có mặt”.
Ở Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc có 3 gia đình với 8 người khuyết tật, cuộc sống rất khó khăn. Cảm thông cho hoàn cảnh của những gia đình này, chị Bùi Ngọc Dung đã giúp họ làm thủ tục để được hưởng chế độ dành cho người khuyết tật. Ngoài sự hỗ trợ của Chi hội Phụ nữ Khóm 4, bản thân chị Dung còn vận động tặng quà, gạo cho các gia đình này vào các dịp lễ, Tết.
Chị Xuân nhận định: “Ngày thứ Bảy đồng hành cùng người già neo đơn, người khuyết tật là một chương trình nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, vì thế, khi Huyện hội phát động, các chi hội đều hưởng ứng nhiệt tình. Hy vọng chương trình này sẽ mang lại niềm vui cho những người kém may trong cuộc sống"./.
Bài và ảnh: Thuỳ Trâm
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/55d799505.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。