Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Mặc dù đã có nhiều chế tài xử phạt,Đềxuấttăngmứcxửphạtvớimụctiêugiảmviphạmantoànthựcphẩbảng xếp hạng hạng 2 mexico nhưng hiệu quả chưa đủ mạnh để răn đe. Vì vậy, các chuyên gia và nhà khoa học cho rằng, cần thiết phải ban hành các nghị quyết có mức phạt cao hơn để tăng cường giám sát và kiểm soát các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này. Tại hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố về mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội vừa tổ chức, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với lĩnh vực an toàn thực phẩm và triển khai thi hành Luật Thủ đô, Sở Y tế Hà Nội báo cáo UBND TP xem xét, đề nghị Thường trực HĐND thành phố chấp thuận chủ trương ban hành Nghị quyết, theo hướng tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Cụ thể, mức phạt này sẽ bằng 2 lần mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, đây là mức phạt tối đa được quy định tại Luật Thủ đô năm 2024 nhằm tăng tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm. Mục tiêu là tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao ý thức của các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những năm gần đây, tình trạng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bị nhiễm hóa chất độc hại đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe người dân. Những vụ việc về thực phẩm không đảm bảo chất lượng như rau quả ngâm hóa chất, thực phẩm chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép hay thực phẩm bẩn trong các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ đã làm dấy lên sự lo ngại trong cộng đồng.
Mức phạt tăng lên không chỉ để xử lý các hành vi vi phạm mà còn nhằm tạo ra sức ép đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, buộc họ phải tuân thủ các quy định về chất lượng và nguồn gốc thực phẩm. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người dân mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các đại biểu cũng nhấn mạnh cần bổ sung các biện pháp thực thi cụ thể. Cần thiết phải có phụ lục hướng dẫn chi tiết để dễ thực hiện và đảm bảo tính khả thi, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đường phố. Các cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền cơ sở. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu và phân chia mức phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm để tránh tình trạng áp dụng mức phạt đồng loạt cho tất cả các trường hợp. Một số hành vi vi phạm không có tính chất nghiêm trọng nhưng có thể bị xử phạt với mức quá cao sẽ gây ra tiêu cực, ảnh hưởng đến quá trình thực thi. Các đại biểu cho rằng cần thêm những biện pháp thiết thực hơn, như tăng cường tuyên truyền; khuyến khích vai trò giám sát của nhân dân, nên có hình thức khen thưởng đối với những cá nhân phát hiện hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm các điều kiện để chính quyền cơ sở có đủ sức kiểm tra, giám sát. Để đảm bảo nghị quyết khi ban hành sớm đi vào đời sống, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội bà Nguyễn Lan Hương đề nghị đẩy mạnh vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt đẩy mạnh vai trò giám sát của nhân dân trong việc phát hiện, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng thông qua các đường dây nóng về các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm... |