当前位置:首页 > Cúp C2 > 【xem bong trực tiếp】Có nghề

【xem bong trực tiếp】Có nghề

2025-01-24 23:38:17 [Cúp C1] 来源:88Point

Không chỉ được dạy chữ,xem bong trực tiếp học sinh Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh còn được trang bị kỹ năng sống, học nghề. Tuy nhiên, để các em hòa nhập tốt rất cần sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, mạnh thường quân, cũng như cộng đồng...

Đến Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh vào một chiều cuối tuần, những tưởng lúc này các em học sinh đã về nhà, nào ngờ có một nhóm học sinh đang miệt mài, cặm cụi đính đá vào tranh. Hỏi ra mới biết, các em làm công việc này đã mấy tháng nay, chủ yếu làm vào thời gian rảnh. Qua ngôn ngữ ký hiệu, em Trần Thị Kim Yến, học sinh khiếm thính, chia sẻ: “Thường thì thứ bảy, chủ nhật tụi em tranh thủ thời gian để làm. Công việc này nhẹ nhàng mà lại giúp tụi em có thêm chút ít tiền, em và các bạn ở đây ai nấy vui lắm”. Công việc này do một vài giáo viên ở trường hướng dẫn cho các em. Hiện nay, nếu có ai đặt thì các em làm, hoặc nếu có người mang sản phẩm lại thì các em làm gia công. Bình quân một bức tranh được vài trăm ngàn đồng. “Nếu làm xuyên suốt, thời gian đính đá một bức tranh hoàn chỉnh khoảng 4 hoặc 5 ngày. Song tụi em còn phải lo việc học nên thời gian kéo dài hơn. Mang khiếm khuyết trên cơ thể, tụi em có nhiều mặc cảm lắm, nhưng được các thầy giáo, cô giáo động viên, rồi còn tạo điều kiện để chúng em có việc làm thêm, em và các bạn ai nấy mừng lắm”, Kim Yến cho biết qua ngôn ngữ ký hiệu.

Các em học sinh khuyết tật mong tìm được việc làm ổn định, để không làm gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Theo ông Trần Văn Thiên, Hiệu trưởng nhà trường, dù đây chỉ là công việc làm thêm vào những lúc rảnh rỗi, không được thường xuyên, nhưng các em rất hào hứng.

Thời gian qua, nhằm tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật tham gia lao động, các ngành, các cấp đã mở các lớp dạy nghề tại trường. Điều này đã thắp lên hy vọng cho các em, do đó, các em rất phấn khởi. Ông Thiên cho biết: “Học sinh ở trường chủ yếu là khiếm thính, khiếm thị. Tuy nhiên, nhà trường chỉ dạy đến lớp 5, vì vậy sau khi ra trường hầu hết các em đều quay về nhà trong sự đùm bọc của gia đình, chưa có khả năng tìm kiếm việc làm. Khi các ngành, các cấp tạo điều kiện mở lớp dạy nghề cho học sinh khuyết tật tại trường, đây là cơ hội để cuộc đời các em bước sang trang mới, có điều kiện vươn lên hòa nhập cộng đồng. Song, vấn đề hiện nay là nhiều em sau khi ra trường vẫn chưa tìm được việc làm, dù đã được học và cấp chứng chỉ học nghề”.

Theo bà Trần Thị Hồng Quyên, mẹ Phan Thu Hương (khiếm thính) ở ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, thời gian qua, Thu Hương đã được học nghề may công nghiệp ở Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, nhưng sau khi học hết lớp 5 ở trường, hoàn thành lớp học nghề, Thu Hương đã xin nhiều nơi, nhưng hầu như không ai nhận, bởi giao tiếp khó, với lại mọi người nói chưa nhận người khuyết tật. Do không tìm được việc làm, hiện nay, Thu Hương ở nhà đan lục bình. “Tôi mong muốn, những người khuyết tật như con tôi sẽ tìm được việc làm, bởi chỉ có như vậy, các cháu mới thấy mình có ích và tự tin hơn”, bà Quyên chia sẻ.

Những năm qua, để giúp học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, các ngành, các cấp đã mở một số lớp học nghề tại trường như kết hạt cườm, may công nghiệp, làm lồng đèn… Song sau khi ra trường, nhiều em vẫn chưa tìm được việc làm, bởi năng suất lao động thấp, trình độ tay nghề chưa cao, giao tiếp hạn chế... cùng với đó, các công ty, doanh nghiệp cũng chưa mặn mà với đối tượng là người khuyết tật. Chính vì vậy, việc chăm lo giải quyết việc làm cho người khuyết tật đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội phải quan tâm, vì nếu không có việc làm thì người khuyết tật sẽ phải sống phụ thuộc, trở thành gánh nặng của gia đình và cộng đồng...

Theo thông tin từ Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh, trong tổng số 18 em học nghề may công nghiệp, đến nay chỉ có 3-4 em được nhận vào làm ở các cơ sở may. Hiện Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh đang nuôi dạy 43 học sinh khiếm thính và khiếm thị. Hầu hết các em đều thuộc gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên mọi chi phí như dụng cụ học tập, ăn nghỉ đều được Đảng, Nhà nước hỗ trợ và tấm lòng thơm thảo từ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读