发布时间:2025-01-12 02:48:47 来源:88Point 作者:Thể thao
Chỉ ghi nhận 34 ca sởi
TS Đào Thị Thanh Huyền,Điểmnhấncủacôngtáctiêmchủngmởrộngnăket qua bong dâ Phó trưởng Văn phòng Chương trình TCMR Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết: Đến hết tháng 10 năm 2016, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 83,4%, đạt tiến độ yêu cầu (75%) trên phạm vi toàn quốc. Tỷ lệ tiêm vắcxin sởi - rubella cho trẻ đạt 79,1%, DPT4 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván) đạt 77,9%, đạt yêu cầu và tăng so với cùng kỳ năm 2015.
Đáng nói, tiếp nối thành công của chiến dịch sởi - rubella trong năm 2014 - 2015, tháng 6/2016 đã đánh dấu việc hoàn thành chiến dịch tiêm bổ sung vắcxin này cho gần 1,8 triệu đối tượng nam, nữ từ 16 - 17 tuổi, đạt tỷ lệ 94,9%. Nhờ vậy, trong năm 2016, cả nước chỉ ghi nhận 34 ca mắc sởi, giảm 442 lần so với năm 2014 và giảm 8 lần so với năm 2015.
Bên cạnh đó, để duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, tháng 7/2016 Chương trình TCMR đã tổ chức thành công chiến dịch uống vắcxin bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn 120 huyện nguy cơ cao thuộc 19 tỉnh/thành phố, đạt tỷ lệ 95,3%.
Tiêm vắcxin viêm gan B phòng bệnh cho sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Thực hiện khuyến cáo của WHO, trong tháng 5/2016, Việt Nam đã cùng với 155 quốc gia thực hiện chuyển đổi từ vắcxin bại liệt 3 týp sang sử dụng vắcxin 2 týp (bOPV) để hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu. Bộ Y tế Việt Nam đã quyết định ngừng sử dụng vắcxin bại liệt 3 tuýp (tOPV) từ ngày 1/5/2016 và chuyển sang sử dụng vắcxin bại liệt 2 tuýp (bOPV).
Với những nỗ lực và thành công trên, chương trình TCMR của Việt Nam tiếp tục được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, thu hút được sự hỗ trợ của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế.
Nâng cao chất lượng tiêm chủng vùng khó khăn
Theo TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế, mặc dù là một trong những dự án được ưu tiên của chương trình mục tiêu quốc gia y tế - dân số nhưng công tác TCMR cũng đang gặp nhiều thách thức.
Cụ thể, việc bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh nhiều khó khăn. Nguy cơ dịch bại liệt xâm nhập từ các nước xung quanh còn hiện hữu. Công tác giám sát bệnh ở các địa phương cần được tăng cường hơn nữa.
Tuy kinh phí cho Chương trình TCMR không ngừng được Nhà nước và Bộ Y tế tăng lên hàng năm song mới chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu vắcxin. Trong khi, viện trợ từ các tổ chức quốc tế đang có xu hướng giảm dần sau khi Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình. Cũng vì lẽ đó, Chính phủ đang phải chủ động chi trả kinh phí đối ứng vắcxin 5 trong 1 với tỷ lệ tăng dần. Năm 2017, Liên minh toàn cầu về Vắcxin và Tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ bổ sung thay thế dây chuyền lạnh cho chương trình TCMR theo cơ chế GAVI hỗ trợ 50% và ngân sách nhà nước chi trả 50%.
“Trước thực tế này, đòi hỏi, trong năm 2017, UBND các tỉnh thành phố cần chủ động hơn trong việc bố trí kinh phí duy trì cung ứng vật tư tiêm chủng, duy trì bảo dưỡng, thay thế thiết bị dây chuyền lạnh, cân đối kinh phí chi trả công tiêm và công vận chuyển vắcxin”, TS Dương Thị Hồng, chia sẻ.
Dẫu còn không ít thách thức, nhưng những cán bộ làm công tác TCMR cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực để triển khai các hoạt động TCMR nhằm đạt được mục tiêu: Tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh; Ưu tiên đầu tư nhằm tăng cường tỷ lệ, chất lượng tiêm chủng tại những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa; Tăng tỷ lệ tiêm vắcxin viêm B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ nhằm đạt mục tiêu khống chế bệnh viêm gan B vào 2017.
Đặc biệt, Chương trình TCMR sẽ tăng cường hoạt động nhằm đạt mục tiêu loại trừ sởi trong thời gian tới, duy trì tỷ lệ cao vắcxin sởi và vắcxin sởi - rubella cho trẻ em trong tiêm chủng thường xuyên, tăng cường công tác giám sát bệnh để phát hiện và đáp ứng kịp thời, khống chế không để dịch bệnh lây lan.
TheoBáo Tin tức
相关文章
随便看看