【kết quả trận utrecht】Tổng tấn công vào hàng lậu, hàng giả dịp cận Tết
作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 16:33:37 评论数:
“Nóng” tình trạng buôn lậu, hàng giả
Từ đầu năm đến nay, bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ thực hiện một loạt các biện pháp giãn cách xã hội, các đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn hoạt động mạnh mẽ.
Đơn cử, thống kê của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) TP. Hà Nội cho thấy, trong tháng 11 vừa qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý gần 3.300 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Theo đánh giá của ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, từ đầu năm đến nay tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Đáng chú ý là tình hình kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh gia tăng, với diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, một “điểm nóng” của tình trạng buôn lậu là Nghệ An, thống kê cho thấy, 11 tháng qua, lực lượng chức năng địa phương này đã tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính 7.372 vụ; khởi tố hình sự 336 vụ/453 đối tượng. Tổng giá trị xử phạt lên đến hơn 196 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian cận kề cuối năm, lực lượng chức năng cả nước liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn thông qua các hoạt động truy quét, các đợt thanh kiểm tra đột xuất vào các tụ điểm buôn lậu, gian lận thương mại…
Mới đây, trên 12.000 điếu thuốc lá điện tử do Trung Quốc sản xuất đã bị lực lượng QLTT Quảng Ninh triệt phá. Đây là vụ kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu lớn nhất từ trước đến nay do lực lượng QLTT phát hiện, xử lý.
Tại biên giới Lạng Sơn, ngày 21/12 vừa qua, lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn đã chặn đứng hơn 1,2 tấn dược liệu nhập lậu. Trước đó, hàng nghìn sản phẩm nhập lậu được vận chuyển trên các xe ôtô 16 chỗ, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp cũng đã được lực lượng chức năng địa phương này ngăn chặn kịp thời.
Gần đây nhất, ngày 19/12, lực lượng QLTT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tạm giữ lô rượu ngoại trị giá hơn 1 tỷ đồng không có hóa đơn chứng từ, không dán tem nhập khẩu. Ngoài ra, lực lượng chức năng Bình Phước vừa thu giữ hơn 4 tạ thịt đông lạnh không đảm bảo chất lượng; một số địa phương như Bình Định, Tây Ninh, Đắc Lắc, Bắc Giang... trong tuần qua lực lượng chức năng cũng đã thu giữ khối lượng lớn thuốc lá nhập lậu, pháo và thực phẩm nhập lậu...
Tập trung cao độ siết chặt quản lý dịp cận Tết
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Hữu Linh – Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, để ngăn chặn tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng giả, trong những tháng cuối năm và Tết Tân Sửu, Tổng Cục QLTT đã ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Theo đó, đã yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, chú trọng các mặt hàng có nhu cầu cao trong phòng, chống dịch Covid-19; mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Tân Sửu 2021.
Đáng chú ý, từ nay đến Tết Nguyên đán, lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố sẽ đẩy mạnh công tác điều tra, nắm tình hình thị trường; lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại, đánh mạnh vào các đường dây, ổ nhóm, đầu nậu lớn. Xác lập các chuyên án, đấu tranh, triệt phá đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm tại những địa bàn trọng điểm.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng vừa ban hành Kế hoạch 540/KH-BCĐ389 ngày 18/12/2020 về Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, được thực hiện từ ngày 20/12/2020 đến ngày 28/2/2021.
Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần bảo đảm các sở, ngành, lực lượng chức năng cung cấp đủ nguồn hàng hóa tiêu dùng đạt chất lượng cho nhân dân; tăng cường công tác xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm về niêm yết giá...
Trong đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các đơn vị cần xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm, tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không và các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới; các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại... Đồng thời, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phân công rõ trách nhiệm quản lý, kiểm soát địa bàn cho từng cơ quan chức năng thuộc địa phương và của trung ương đóng tại địa bàn.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phương tiện và duy trì kiểm soát biên giới chặt chẽ, tăng cường kiểm soát tuyến đường bộ từ biên giới vào nội địa. Cùng với đó là việc tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhóm các mặt hàng cấm, hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập khẩu có điều kiện có thuế suất cao và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán như ma tuý, vũ khí, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, gia súc, gia cầm, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp...; đặc biệt chú ý các mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch Covid-19./.
Tố Uyên