Giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên,ỡkhchodoanhnghiệnơi xem man city gặp brentford hiện nay công tác này tồn tại nhiều bất cập, nhất là các dự án của doanh nghiệp đầu tư khiến phát sinh nhiều hệ lụy. Để giải quyết tình trạng trên, mới đây UBND tỉnh đã tổ chức buổi đối thoại với doanh nghiệp quý III năm 2018 với chuyên đề “Tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng” để tìm hướng gỡ cho nhà đầu tư. Dự án của Công ty Cổ phần Cadico vẫn chưa giải phóng mặt bằng sạch giao cho nhà đầu tư. Giải phóng mặt bằng chậm Tại hội nghị, hầu hết các doanh nghiệp đều đưa ra câu hỏi là bao giờ công tác giải phóng mặt bằng mới được thực hiện. Đại diện Công ty Cổ phần Cadico, ông Lê Thanh Tiệp, Giám đốc công ty, chia sẻ: Dự án được tỉnh cho chủ trương năm 2009 và Nhà nước sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đây được xem là niềm tin đối với doanh nghiệp. Nhưng đến nay đã hơn 10 năm, diện tích toàn bộ dự án của doanh nghiệp vẫn chưa nhận được. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai dự án. Cùng ý kiến trên, theo đại diện Công ty TNHH MTV Xi măng Cần Thơ - Hậu Giang, UBND tỉnh cho chủ trương mở rộng Nhà máy Xi măng Cần Thơ - Hậu Giang diện tích khoảng 5,68ha với 38 hộ dân bị ảnh hưởng. Thế nhưng, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng cũng rất chậm. Theo các doanh nghiệp, khi đề nghị một dự án, hầu hết nhà đầu tư đều phải vay ngân hàng. Vướng mắc lớn nhất hiện nay ở các dự án là thời gian bàn giao mặt bằng chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Bé Tư, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Khôi, chỉ rõ: 10 năm trước đây, khi ngành chế biến lúa gạo đang phát triển thì công ty đã quyết định rẽ sang hướng sản xuất mới là đầu tư một hệ thống lau bóng, xay xát gạo. Tuy nhiên, do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài buộc doanh nghiệp phải bán hệ thống mà không đầu tư tiếp tục. Hiện tại, công ty đã tiến hành mở rộng diện tích đất là 2,97ha với 53 hộ bị ảnh hưởng. Đến nay, đã có 46 hộ đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng, các hộ còn lại vẫn chưa chịu nhận tiền và bàn giao đất cho dự án. Là doanh nghiệp vừa mới được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư thực hiện dự án Cụm công nghiệp tập trung Đông Phú với tổng diện tích 60ha. Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Đông Phú, bộc bạch: Với những ý kiến vừa qua của các doanh nghiệp đã đầu tư lâu tại Hậu Giang, doanh nghiệp chúng tôi cảm thấy lo lắng. Bởi, trước khi đầu tư dự án này, doanh nghiệp cũng đã tiến hành khảo sát thực tế thì hiện nay số nhà ở đã tăng lên đột biến. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp. Do đó, địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân trong khu vực quy hoạch hiểu để tránh tình trạng xây cất, trồng cây trái phép. Sẽ quyết liệt hơn Có thể thấy, thời gian qua công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của lãnh đạo tỉnh nên đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc, bàn giao mặt bằng cho các doanh nghiệp để triển khai các công trình, dự án và đưa vào vận hành hiệu quả, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thế nhưng, công tác giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và quyền lợi người dân nên một số dự án vẫn còn vướng mắc do hộ dân chưa bàn giao mặt bằng hoặc còn một số dự án thời gian bàn giao mặt bằng chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Tống Hoàng Khôi, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cho biết: Thời gian qua, địa phương đã phối hợp với các ngành chức năng trong công tác quy hoạch, xử lý những trường hợp xây dựng nhà, công trình, trồng cây trái phép. Tuy nhiên, công tác này vô cùng khó khăn vì ảnh hưởng đến quyền lợi các hộ dân nên nhiều hộ bất chấp xây nhà ban đêm hoặc trồng cây trong vùng dự án. Trong khi đó, một số quy định, văn bản của Nhà nước còn chồng chéo dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý. Vì thế, vấn đề này địa phương sẽ tiếp tục chủ động ngay từ đầu nhằm có biện pháp triệt để hơn. Nhìn nhận được những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, ông Hồ Văn Phú, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cho rằng: Công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và UBND cấp huyện để ban hành thông báo thu hồi đất còn chậm dẫn đến chậm triển khai công tác bồi thường theo quy định. Một số dự án còn vướng mắc một vài hộ nhưng chậm được giải quyết làm ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng và thi công; một số quy định, chính sách của Nhà nước khi áp dụng trong thực tế còn chồng chéo, phức tạp dễ dẫn đến thắc mắc, khiếu nại của người dân. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường chưa đáp ứng yêu cầu công việc nên còn tình trạng sai sót trong kiểm kê, đo đạc, áp giá dẫn đến phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần gây phiền hà cho người dân và kéo dài dự án. Vì thế, trong thời gian tới, ngành sẽ rà soát các dự án nếu có các quy định, chính sách không phù hợp thì sẽ sớm báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét cho chủ trương giải quyết dứt điểm, hạn chế khiếu nại, tạo sự bức xúc của người dân. Song song đó, phối hợp với các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện để có kế hoạch giải phóng mặt bằng từng vị trí, dự án phù hợp với yêu cầu và tiến độ doanh nghiệp. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: Các ngành chức năng có liên quan phải tập trung rà soát ngay các dự án còn vướng mắc một vài hộ dân chưa bàn giao mặt bằng nhưng kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ dự án cần phải ưu tiên giải quyết dứt điểm. Phương châm của tỉnh là việc phát triển của doanh nghiệp chính là đóng góp cho sự phát triển của tỉnh. Do đó, khi xảy ra khó khăn, vướng mắc, doanh nghiệp có thể phản ánh trực tiếp đến lãnh đạo UBND tỉnh bất cứ khi nào cần, để UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện, xử lý ngay. Ngoài ra, tỉnh sẽ làm tốt công tác dân vận để “dân hiểu, dân tin” và tự giác chấp hành. Bởi lẽ, tạo sự đồng thuận của Nhân dân được xem là điều kiện then chốt để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng một cách hiệu quả nhất. Theo báo cáo của UBND tỉnh, đối với 27 dự án do các doanh nghiệp đầu tư được thực hiện công tác giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 527,11ha, có 3.239 hộ dân bị ảnh hưởng. Còn 4 dự án đã bồi thường và bàn giao mặt bằng cơ bản xong với 1.659 hộ dân bị ảnh hưởng, diện tích 105ha. Hiện còn 23 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, đang được tiếp tục giải quyết cho dứt điểm. Có 19 dự án đang triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với 1.271 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 477 hộ đã bàn giao mặt bằng; 270 hộ đã phê duyệt xong phương án và đang tiến hành bồi thường, 232 hộ đã kiểm kê xong; còn lại 292 hộ đang kiểm kê. Có 5 dự án mới có chủ trương đầu tư, đang được các ngành chức năng rà soát bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất để thực hiện trong thời gian tới. |
Bài, ảnh: THANH THÚY |