【keo nha cai nhan dinh keo giai ma keo】Cơ hội để giáo viên, học sinh nâng cao chuẩn kiến thức
Dạy học theo chủ đề tích hợp,ơhộiđểgiovinhọcsinhnngcaochuẩnkiếnthứkeo nha cai nhan dinh keo giai ma keo liên môn được xem là một trong những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Hoạt động này thời gian qua đã giúp cho giờ dạy và học của giáo viên, học sinh trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Dạy học tích hợp, liên môn học sinh ngày càng tích cực và chủ động hơn trong học tập.
Thầy Nguyễn Văn Kiệt, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, Trường THPT Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Giáo dục công dân là bộ môn đặc thù, do đó việc tích hợp kiến thức pháp luật, các môn học khác như địa lý, lịch sử, ngữ văn vào bài giảng thuận lợi hơn các môn học khác. Sự gần gũi, thiết thực của các vấn đề, của các tình huống pháp luật được chuyển tải tới học sinh bằng các hình thức khác nhau như thảo luận nhóm, hỏi và đáp, hoặc xây dựng thành một vở kịch ngắn... đã giúp bài giảng tích hợp hấp dẫn học sinh hơn”. Đang cảm thấy rất hào hứng với bài giảng tích hợp quyền và nghĩa vụ của một công dân, em Trương Hoàng Di, học sinh lớp 12A6 Trường THPT Vị Thanh, bộc bạch: “Thầy cho chúng em xem clip, rồi được nghe giới thiệu về chủ quyền biển đảo qua các bản đồ địa lý, rồi được nghe thầy phân tích các vấn đề thời sự như tình hình Biển Đông… Được nghe, xem và từ những lời giảng, phân tích của giáo viên giúp em hiểu bài nhanh hơn. Từ đó ý thức hơn vai trò và trách nhiệm của một công dân với quê hương, đất nước mình”.
Lồng ghép các nội dung có liên quan vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để bài học đa dạng và sinh động hơn nhưng vẫn không làm quá tải tiết học. Học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập… Đây là những hiệu quả tích cực mang lại từ phương pháp dạy học tích hợp. Cô Lê Thị Ngọc Ánh, Tổ trưởng Tổ văn - sử - địa, Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Vị Thủy, cho biết: “Để đảm bảo các kiến thức tích hợp vào bài giảng, đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết. Chính yêu cầu này trở thành động lực để giáo viên chúng tôi đào sâu nghiên cứu và học tập”. Và cũng nhờ việc thực hiện tốt giảng dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn mà năm 2016, cô Ánh đã hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài “Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu và vấn đề bạo lực gia đình” cho học sinh Phan Văn Đổng, học sinh lớp 12A1 của trường. Đề tài đã xuất sắc đạt giải nhì Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trong đề tài: cô không chỉ vận dụng các kiến thức văn học vốn có mà còn dùng toán thống kê để xử lý số liệu các vùng miền (biểu đồ hình tròn, hình cột…), sử dụng bảng sơ đồ tư duy để tóm tắt đầy đủ thế nào là bạo lực gia đình, các tác nhân dẫn đến bạo lực gia đình… Vận dụng khá tốt các kiến thức vào các môn học như: toán, ngữ văn, giáo dục công dân, tiếng Anh, lịch sử, địa lý... để nói rõ vấn đề bạo lực gia đình xưa và nay. Hiện tại, cô đang cùng các giáo viên trong tổ tích cực dạy học theo chủ đề để nâng cao chất lượng trong từng giờ học cho học sinh trường.
Kinh nghiệm nhiều năm dạy môn hóa - công nghệ bằng các phương pháp trực quan, sinh động, trong đó có tích hợp kiến thức liên môn, thầy Nguyễn Xuân Diệu, giáo viên Trường THCS Nguyễn Thành Đô, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Yêu cầu đặt ra ở phương pháp này là người dạy và người học đều phải chắt lọc, lựa chọn kiến thức để đưa vào, tránh ảnh hưởng đến bài chính. Dạy học tích hợp giữa hóa và vật lý, kỹ thuật công nghệ… giúp học sinh hiểu bài sâu hơn. Giáo viên cũng tìm được hứng thú và sự sáng tạo trong bài giảng”.
Dạy học tích hợp, liên môn, trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên đóng vai trò là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu bài giảng tích hợp, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học theo từng phần trước đây mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn.
Ông Đặng Thanh Ty, Hiệu trưởng Trường THCS Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, cho biết: “Để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trên tinh thần hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu, học tập, nhà trường tập trung đầu tư, trang bị công nghệ thông tin, các thiết bị dạy học hiện đại, giáo án… để hỗ trợ giảng dạy và học tập”.
Thay cho việc dạy học từng bài riêng trong sách giáo khoa thì giáo viên hiện nay đã có thể xây dựng thành các chủ đề dạy học, nhất là các chủ đề tích hợp liên môn đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Hoạt động đang từng bước giúp giáo viên, học sinh làm quen với Chương trình giáo dục phổ thông mới sắp thực hiện trong thời gian tới.
Bài, ảnh: CAO OANH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- Sản lượng lúa tiếp tục tăng hơn 1 triệu tấn
- Tăng cường kết nối ngân hàng
- Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về cửa sông và bờ biển
- Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- Trồng thử nghiệm giống lúa Nhật tại Đồng Tháp
- Thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
- Nâng cấp độ cao hơn trong phòng, chống đại dịch Covid
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- Hồ sơ hành chính một cửa
- 8 loại khoáng sản được Bộ Xây dựng đưa vào danh sách cấm xuất khẩu
- Lời kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau
- Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- Sức mạnh ý Ðảng, lòng dân