【mu với newcastle】Phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030
(BDO) Ngày 25-8,ấnđấukhôngcóngườitửvongvìbệnhdạivàonămu với newcastle Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì phối hợp với Cục Y tế dự phòng tổ chức Hội thảo phổ biến Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại và lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật tại tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Văn Long, quyền Cục trưởng Cục Thú y trao giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh dại cho tỉnh Bình Dương
Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích nguyên nhân, hạn chế trong công tác quản lý, phòng trừ bệnh dại. Nguyên nhân do công tác quản lý vật nuôi ở một số địa phương còn lỏng lẻo, chưa tốt. Người nuôi chó không chấp hành việc đăng ký, nuôi nhốt chó, tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm phổ biến dẫn đến cắn nhiều người trọng thương hoặc cắn chết người. Hầu hết các địa phương chưa thành lập đội chuyên trách để bắt chó thả rông, xử lý động vật nghi mắc bệnh dại. Bên cạnh đó, tỷ lệ chó được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại còn thấp và công tác phối hợp liên ngành còn nhiều hạn chế…
Dịp này, Bình Dương được công nhận thêm 3 vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại. Như vậy, tính đến nay, toàn tỉnh có 4 vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại được Cục Thú y công nhận (cả nước có 15 vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại).
Tại hội thảo, các đại biểu thông qua chương trình báo cáo tổng kết thi hành Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; kế hoạch tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người...
Thoại Phương