【hạng nhất nhật bản】TTCK toàn cầu sụt giảm đang nhen nhóm một đợt đại suy thoái mới?

[Cúp C2] 时间:2025-01-24 23:10:17 来源:88Point 作者:World Cup 点击:56次

TTCK toàn cầu sụt giảm đang nhen nhóm một đợt đại suy thoái mới?àncầusụtgiảmđangnhennhómmộtđợtđạisuythoáimớ<strong>hạng nhất nhật bản</strong>

Ảnh: Getty Images/Fortune

Những dòng tít về sự lao dốc của thị trường đã chiếm lĩnh các mặt báo kể từ đầu năm, các chỉ số chính của Châu Á và Châu Âu đều rơi vào vùng “đỏ lửa” với sự sụt giảm trên 20%.

Nỗi sợ cũng hiện hữu ở các thị trường khác. Giá cả hàng hóa cơ bản liên tục trên đà đi xuống. Những đồng tiền được coi là nơi trú ngụ an toàn cùng trái phiếu đi lên trong khi các tài sản có độ rủi ro cao hơn đang ngày càng mất đi sự hấp dẫn.

Rõ ràng thị trường chứng khoán đi xuống là nguyên nhân cho một nỗi sợ đang bao trùm. Tuy nhiên, đây có phải dấu hiệu của sự suy thoái?

Hoạt động sản xuất suy yếu ở nhiều nền kinh tế, tuy nhiên các số liệu ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ và Châu Âu, trái lại không cho thấy sự suy giảm đang diễn ra. Maurice Obstfeld, kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 19/1 cho biết, thị trường dường như đang phản ứng có phần hơi quá dữ dội. Trên thực tế, báo cáo dự báo kinh tế của IMF cho rằng các nền kinh tế phát triển lớn sẽ đạt tăng trưởng trong năm 2016.

Suy thoái thường rất khó phát hiện cho đến khi nó thật sự bắt đầu, cho dù vẫn có những tín hiệu được phát đi trước đó. Thông thường, ví dụ là sẽ luôn có một sự sụt giảm mạnh về tăng trưởng lao động trong khối nhà nước trong năm trước khi suy thoái bắt đầu.

Cho dù sự vận động của thị trường có bắt nguồn từ các yếu tố cơ bản hay không cũng có khả năng là trở thành nguyên nhân của bất ổn kinh tế. Giá tài sản sụt giảm mạnh có thể là một sự “ớn lạnh” đối với đầu tư và làm tiêu dùng sụt giảm do các hộ gia đình sẽ cảm thấy túi tiền của mình không còn rủng rỉnh như trước.

Đồng tiền mất giá cùng với lợi tức trái phiếu tăng cao ở các nền kinh tế đang tồn tại nhiều vấn đề căng thẳng cũng sẽ làm giá tăng áp lực lên những khoản nợ. Các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ đối mặt với áp lực tăng lãi suất để chặn đà sụt giá của đồng tiền. Trong khi đó, sự tăng giá của các đồng tiền mạnh sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà nhập khẩu và làm cạn kiệt nhu cầu.

Ở bất kỳ đâu, bất kỳ linh tính nào về một “điềm gở” đối với nền kinh tế có thể làm sụt giảm niềm tin. Một cuộc suy thoái, sau tất cả, không gì khác chính là một lối mòn của sự bi quan.

Không phải sự trượt dốc nào của thị trường cũng đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Mối lo lớn nhất hiện nay chính là các chính phủ không còn nhiều dư địa để cải thiện niềm tin.

Các ngân hàng trung ương trước đây có dư địa điều chỉnh lãi suất để củng cố niềm tin. Khi những lo lắng về nền kinh tế Châu Á lan rộng và tàn phá thị trường tài chính ở Mỹ vào năm 1998, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất 75 điểm. Thị trường phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong hơn 2 năm tiếp theo. Năm 2002, Fed, lại tiếp tục cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm do thị trường chứng khoán giảm điểm kéo dài. Vào năm 2010 năm cuối cùng của chương trình nới lỏng định lượng đầu tiên, sự bi quan lại bùng nổ trên thị trường tài chính và Fed cuối cùng đã xử lý bằng cách đưa ra gói kích thích thứ 2 (QE2).

Hiện tại, Fed thậm chí không thể tiếp tục cắt giảm lãi suất (trừ khi quyết định đưa mức lãi suất về mức âm). Trung Quốc có thể thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tuy nhiên, cũng đối mặt với những căng thẳng như chính sách nới lỏng sẽ kéo theo dòng vốn chảy ra ngoài và tạo áp lực nặng nề lên đồng bản tệ.

Dường như hiện nay, không nên trông chờ quá nhiều vào các nhà hoạch định chính sách./.

Mai Linh (Theo The Economist)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接