Ông đồ cho chữ - Nét văn hóa đầu xuân trong một phiên chợ Tết tại Hà Nội. |
Ngoảnh lại nhìn vài cái Tết trước,ếtthêmtrònkhiconhiểuvềtruyềnthốnhà cái trực tuyến không ít phụ huynh càng nhìn rõ hơn sự thay đổi của Tết cùng biến chuyển của dòng chảy thời gian. Với người Việt thành thị, Tết nay như 1 kỳ nghỉ dài ngày với thói quen mua online bánh chưng Tết, đặt hàng từ xa, ra đường chụp ảnh check-in với chúng bạn, đi ăn hàng ngày từ mùng 1 Tết… Tuy nhiên, Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.
Hơn ai hết, chị Christine Nguyen, một người xa quê ngót chục năm luôn là người hướng về văn hóa cổ truyền dân tộc. Những năm xa xứ, Christine luôn thòm thèm mùi lá mới khi Tết về; ký ức của chị sống động những hình ảnh lẽo đẽo theo cha mẹ đi chợ Tết để vòi vĩnh bố mẹ mua đồ, được bố công kênh trên vai đi đón giao thừa, rồi cùng ngồi nhặt xác pháo đỏ với chúng bạn… Khi đặt chân về định cư tại Hà Nội cùng anh chồng ngoại quốc và 2 cậu con, chị Christine luôn canh cánh ý định giúp con hiểu Tết truyền thống mỗi dịp có thể.
“Tôi đợi Tết suốt. Năm nay Tết được hơn chục ngày nên tôi rất tranh thủ. Khu nhà tôi an toàn nên bọn trẻ được khuyến khích ra ngoài chơi Tết thay vì chỉ loanh quanh trong nhà hoặc chơi game, điện thoại. Tuy vậy, chơi Tết thế nào cho giống mùi Tết xưa thì chẳng dễ. Tôi thường quen miệng nói với con. Ngày xưa bố mẹ Tết khác lắm, đâu sướng và đủ như con bây giờ. Vậy nhưng liệu có mấy đứa trẻ hình dung được điều này”, chị Christine kể.
Hội thi gói bánh chưng. |
Cũng như Christine, nhiều ông bố bà mẹ ngày nay đã ý thức được những hệ lụy trong quá trình phát triển khi trẻ ít có thời gian vui chơi và họ nhớ những cái Tết trong veo của ngày xưa, thiếu thốn đồ chơi nhưng dư thừa niềm vui. Họ muốn con họ được tận hưởng những cái Tết trọn vẹn, được biết những phong tục văn hóa cổ truyền của dân tộc, những trò chơi dân gian,... nhưng không có nhiều không gian như thế cho con.
Đón những cái Tết đầu tiên khi trở lại Việt Nam, chị Christine rất chăm chỉ đưa cả gia đình đi khám phá các phong tục tập quán của người Việt để không chỉ con mà cả người chồng ngoại quốc của chị sẽ hiểu hơn về Tết Việt, văn hóa Việt.
“Đây là năm thứ 2 tôi ăn Tết ở “làng” Times. Mọi người cứ chê Tết nay nhạt, tôi thì thấy Tết giờ rất trọn vẹn. Nhìn bọn trẻ lít nhít biết gói bánh chưng, lau đồ bàn thờ giúp mẹ, biết bán hàng để gom tiền làm thiện nguyện thay vì dán mắt vào màn hình iPhone. Cái bánh dù méo mó nhưng đầy niềm vui. Tôi rất thích hội chợ Xuân vì ngoài các show ở Trung tâm Văn hóa Pháp, Viện Geothe, Trung tâm Văn hóa Nhật, đây là hoạt động đầy ý nghĩa mà tôi và gia đình từng được trải nghiệm và mong đợi ở Việt Nam.”
Các em nhỏ hào hứng quyên góp tiền làm từ thiện trong chương trình Hội chợ xuân. |
Tại khu căn hộ Vinhomes Times City, không khí Tết đã ngập tràn. Mọi người háo hức đón Tết sớm tại Hội chợ Xuân với rất nhiều hoạt động thú vị tại các gian hàng của cư dân, hội thi gói bánh chưng, đi xin chữ, nhảy sạp, nhảy bao bố… Riêng chị Christine đã hào hứng chờ đợi suốt hơn 2 tuần qua. Đến với Hội chợ Xuân năm nay, chị hy vọng con chị không chỉ tự tin hơn mà còn có thêm những bài học về tình yêu thương nhân văn qua hoạt động từ thiện. Tết vì thế cũng tròn hơn bao giờ hết. Với mọi người có lẽ Tết còn xa nhưng với những cư dân Vinhomes Times City như chị Christine, Tết đã đến thật gần.
“Ở Pháp, Tết thì con phải đi học. Nhưng về đây, con được theo mẹ đi tảo mộ, về quê thăm ông bà, chơi nặn bánh cùng các bạn trong khu, con thích lắm. Mấy ngày nữa mẹ hứa cho con phụ mẹ bán hàng ở chợ Tết, và chơi tò he, viết chữ, con rất háo hức ạ”, Danny N.K., con trai chị Christine tâm sự.