游客发表

【ty le keo bet88】Thành công cho những người làm khác Facebook

发帖时间:2025-01-25 11:30:29

Nếu không chọn cách cạnh tranh bằng sự khác biệt ở thị trường ngách,ànhcôngchonhữngngườilàmkháty le keo bet88 những đối thủ cố gắng đối đầu trực diện với Facebook đều phải chịu một kết cục giống nhau.

Đó là một ngày hè tháng 7/2006, cậu sinh viên trẻ tuổi Mark Zuckerberg cùng với hai nhà đầu tư Peter Thiel và Jim Breyer thảo luận về việc có nên bán mình cho Yahoo với giá 1 tỷ USD. Zuckerberg ‘chốt’ thương vụ bằng câu trả lời không dứt khoát chỉ sau vỏn vẹn 10 phút họp. 

Ngoài Yahoo, Facebook còn có 10 lần khác được hỏi mua và câu trả lời quen thuộc của Mark Zuckerberg luôn là không. Phần còn lại của câu chuyện đã trở thành lịch sử. 

Mark Zuckerberg đã nhào nặn ra một thời đại mới của mạng xã hội, điều mà các đối thủ sau này cố gắng bắt chước nhưng không thành. Dù vậy, những kẻ thất bại khi đi trên lối mòn này đã để lại bài học quý giá mà nhờ đó đối thủ từng bước làm lung lay sự thống trị của gã khổng lồ Facebook. 

Những kẻ thất bại vì bắt chước Facebook

Khi Facebook ra đời năm 2004, Myspace vẫn là mạng xã hội thống trị ở Mỹ, Friendster tăng trưởng mạnh ở châu Á còn Yahoo vẫn trong kỷ nguyên hoàng kim thống trị Internet thế giới. 

Khi chưa có kẻ đối đầu, cách làm thành công duy nhất của Facebook chính là dựa vào sự sáng tạo và đi trước đối thủ. Năm 2006, Facebook trình làng tính năng cơ bản nhất của mạng xã hội ngày nay, đó là News Feed. 

Đó đơn thuần là nguồn cấp tin tức hiển thị những bài đăng được cập nhật xung quanh người dùng. Nhưng đằng sau đó là cả một thuật toán được phát triển bằng máy học với hơn 100.000 tham số để nhìn thấu tâm trí người sử dụng. 

Thậm chí, Facebook còn đưa ra khái niệm hủy kết bạn ‘unfriend’, được Oxford đưa vào từ điển tiếng Anh như một thuật ngữ mới vào năm 2009. 

Thành công cho những người làm khác Facebook-1

Vô số mạng xã hội ra đời trong thế kỷ 21, nhưng chỉ có số ít gặt hái được thành công.

Bằng việc đưa ra những tính năng hoàn toàn mới với thế giới khi đó, Facebook lần lượt đánh bại mọi đối thủ sừng sỏ nhất. Myspace tự chết vì bị ép doanh thu với quá nhiều quảng cáo khiến người dùng quay lưng. Yahoo! 360 và Friendster chậm đổi mới với thiết kế hoài cổ và nhiều lỗi lặt vặt. 

Một thất bại khó tin là Orkut, mạng xã hội ra đời trước Facebook chỉ vỏn vẹn 10 ngày và từng chiếm vị trí số 1 ở Ấn Độ và Brazil. Orkut đóng cửa vào năm 2014 khi không thể đuổi kịp Facebook về mặt công nghệ lẫn người dùng. 

Ngay cả đối thủ tưởng như hùng mạnh nhất sau này là Google+ cũng đã phải đóng cửa vào năm 2019 vì những tính năng thua xa Facebook. Nhưng như mọi thứ ở thế giới công nghệ, Facebook không thể thống trị mãi mãi cho dù đã đứng vào hàng ngũ Big Tech với Google, Apple, Amazon và Microsoft.

Chỉ có cách làm khác Facebook

Bắt chước chính là tự đào hố dọn sẵn thất bại chờ đón mình. Chỉ có cách làm khác, đi trên con đường ngách mới mong tạo lập được kỳ tích ở thời đại Internet. 

Trong số đó, YouTube chọn hướng đi tập trung vào video, LinkedIn tập trung vào tạo mạng xã hội việc làm còn Twitter giản lược mọi thứ để trở thành mạng xã hội cho người lười đọc, Reddit đề cao tính ẩn danh còn Quora lại tập trung vào hỏi & đáp, 9Gag thì mở lối vào kỷ nguyên ảnh chế. 

Các mạng xã hội như Tumblr, Pinterest và Instagram ra đời sau lại đi sâu vào chia sẻ ảnh độ phân giải cao. Gần nhất là TikTok đi theo hướng lan truyền các video ngắn dưới 15 giây và Clubhouse chọn hướng xây nhà cho những người thích hùng biện.

Tất cả những đối thủ này đều đang đứng trên vai người khổng lồ, tuy không thể ngay lập tức làm nên chuyện nhưng dần dần khiến Facebook mất đi vị thế của kẻ làm chủ cuộc chơi.

Thành công cho những người làm khác Facebook-2

Chỉ có những mạng xã hội dám làm khác mới đủ sức giành lấy thị phần từ gã khổng lồ Facebook.

Facebook quá sợ hãi và vội vàng ngăn chặn điều đó không xảy ra. Năm 2012, Facebook bỏ ra 1 tỷ USD để mua lại mạng xã hội chia sẻ ảnh Instagram. Năm 2014, Facebook bỏ ra hơn 19 tỷ USD để mua ứng dụng nhắn tin tức thời WhatsApp.

Và khi không thích mua lại hoặc không thể mua được, Facebook chọn cách ăn cắp của đối thủ. Tính năng Stories và Camera Effect nổi tiếng của Snapchat đã được Facebook ‘mượn’ dùng luôn trên các sản phẩm của mình từ năm 2017.

Khi trào lưu hẹn hò trực tuyến lên ngôi với cơn sốt Tinder, Facebook mau chóng trình làng tính năng tương tự gọi là Facebook Dating vào năm 2019. 

Khi TikTok làm mưa làm gió khắp thế giới, Mark Zuckerberg âm thầm ‘rỉ tai’ Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump, dẫn đến việc nền tảng chia sẻ video này bị ông Trump cấm cửa. Facebook sau đó tranh thủ trình làng tính năng tương tự là Reels cho Instagram vào tháng 8/2020. 

Gần nhất vào tháng 6/2021, Facebook vừa ra mắt tính năng Live Audio bắt chước mạng xã hội âm thanh đang lên Clubhouse. 

Còn ở góc độ mỗi quốc gia, Facebook cũng đã không thể theo kịp tính bản địa hóa rất cao của KakaoTalk ở Hàn Quốc hay Line ở Nhật Bản. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Zalo ở Việt Nam bằng một cách tiếp cận người dùng dựa trên nền tảng nhắn tin trên di động, mở rộng thành siêu ứng dụng (super app) bao hàm cả tính năng mạng xã hội tương tự cách KakaoTalk hay Line đã làm thành công. 

Nói vậy để thấy rằng, Facebook không phải lúc nào cũng là bá chủ. Một khi sức sáng tạo đã bị bào mòn bởi áp lực doanh thu và bộ máy cồng kềnh, vị thế của Facebook đã, đang và sẽ còn đứng trước sự lung lay dữ dội ở một thế giới công nghệ biến đổi từng ngày. 

Cơ hội nào cho kẻ đến sau?

Một chu kỳ phát triển mới của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã bắt đầu. Cơ hội là chia đều cho bất cứ công ty công nghệ nào bịt được những lỗ hổng mà Facebook đã tạo ra như tin giả tràn lan, đánh cắp dữ liệu người dùng, tài khoản giả mạo…

Đó sẽ là cơ hội cho một mạng xã hội thế hệ mới với cách tiếp cận mới, cách làm mới. Chẳng hạn như mạng xã hội có sự chia sẻ doanh thu với người dùng, mạng xã hội với người dùng định danh để gắn trách nhiệm thật với tài khoản ảo, mạng xã hội cho phép phát triển các nền tảng con để xây dựng những cộng đồng nhỏ mang tính riêng biệt. 

Trên hết, mạng xã hội cần phải có sự minh bạch mà Facebook không có được như công khai thuật toán, dữ liệu được lưu trữ phi tập trung và do người dùng tự quyết định, công khai lộ trình phát triển và xây dựng tính năng dựa trên sự lựa chọn của người dùng.

Tóm lại, chỉ có mạng xã hội dám bứt phá, đi tắt đón đầu, dám nghĩ dám làm với tinh thần không sợ thất bại trước kẻ khổng lồ mới có thể ‘vượt vũ môn’ trước một Facebook đang ngày càng tham lam và không coi trọng người dùng. 

Phương Nguyễn

    热门排行

    友情链接