【kết quả canada hôm nay】Nghịch lý nguyên liệu thủy sản
Dây chuyền sản xuất tôm xuất khẩu của Công ty CP Sao Ta (Ảnh DN) |
Các tỉnh miền Tây đang vào vụ sản xuất, XK tăng tốc vì đơn hàng nhiều và tôm bắt đầu rộ vụ thu hoạch. Nhưng năm nay, đúng vào thời điểm nước rút thì Covid-19 lại bao vây tứ phía miền Tây. Dù nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu công nhân đang gây nghịch cảnh trong việc sản xuất.
Theo bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khi miền Tây tôm nguyên liệu vào vụ, doanh nghiệp không mua được thì các doanh nghiệp tại các tỉnh ven biển như: Bình Định, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu lại giảm từ 20-70% công suất do thiếu nguyên liệu. Nguyên nhân, các địa phương đều giãn cách áp dụng biện pháp quản lý chặt hoặc một số cảng cá bị phong tỏa cho có các ca dương tính Covid-19.
Ông Phạm Hoàng Việt, Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho biết, hiện nay Sóc Trăng và một số tỉnh miền Tây đang vào cao điểm thu hoạch tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, một số vùng nuôi thuộc vùng dịch không thể thực hiện việc thu hoạch, doanh nghiệp cũng không thể thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dẫn đến tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu cục bộ. Tình trạng này không chỉ doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng đến lớn đến người nuôi thủy sản.
Ngoài nghịch lý tại vùng nguyên liệu, việc vận chuyển nguyên liệu sản xuất một số nơi cũng tắc nghẽn dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có nguyên liệu sản xuất.
Theo VASEP, các DN hội viên phản ánh, mặc dù, Bộ Y tế cũng đã gửi công văn gửi UBND các tỉnh yêu cầu không kiểm tra giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa (lái xe, người phục vụ trên xe, nhân viên bốc, xếp dỡ hàng hóa đi theo xe) nhưng hầu hết các tỉnh miền Tây vẫn yêu cầu tài xế phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19.
Thêm nữa, lãnh đạo một doanh nghiệp XK tôm bức xúc phản ánh, xe chở thức ăn nuôi tôm xuống vùng nuôi bị kiểm tra tải trọng xe; xe chở đầu vỏ tôm không được qua Cần Thơ để bán cho nhà máy chế biến vì mặt hàng nguyên liệu đầu tôm không thuộc mặt hàng thiết yếu, nên không được vận chuyển.
Ngoài ra, do thực hiện yêu cầu phòng chống dịch, nhiều nhà máy bao bì, dịch vụ, nguyên vật liệu phụ trợ cho ngành thủy sản cũng bị đóng cửa. Các doanh nghiệp thủy sản lại tiếp tục đôn đáo tìm các nhà cung cấp thay thế, tuy nhiên hầu hết đều đàm phán kéo dài thời gian giao hàng.
Bên cạnh đó, quy định "3 tại chỗ" hiện nay cũng khiến nhiều nhà máy phải giảm công suất vì không đáp ứng được, doanh nghiệp đáp ứng được thì thiếu công nhân cũng tạo nên nghịch lý trong sản xuất.
Theo các doanh nghiệp thủy sản, đặc thù của ngành chế biến thủy sản không thể bố trí chỗ ở cho công nhân ngay tại nhà máy đông lạnh, thậm chí còn phải tách biệt với khu chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm. Hơn nữa, từ trước tới nay phần lớn lao động của các nhà máy chế biến thủy sản là người dân địa phương nên vẫn đi về trong ngày, ít trường hợp có nguyện vọng, nhu cầu ở lại khu nhà của công ty. Vì thế, nhiều doanh nghiệp không bố trí đủ nhà ở của công ty, nên đành chấp nhận thuê khách sạn hoặc kí túc xá sinh viên.
Những nghịch lý, khó khăn nêu trên đang được các doanh nghiệp xoay sở vượt qua, đồng thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ.
"Khó khăn này mới chỉ gây khó khăn bước đầu trong sản xuất, chưa ảnh hưởng nhiều đến đơn hàng xuất khẩu vì doanh nghiệp đều có dự trữ nguyên liệu. Nhưng việc xoay sở này chỉ có thể kéo dài được vài tuần, về lâu dài chắc khó cầm cự, có thể đứt gãy sản xuất, xuất khẩu nhiều hơn"- ông Phạm Hoàng Việt chia sẻ.
相关推荐
- Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- Thanh khoản phục hồi, khối ngoại lại bán ngàn tỷ
- MU gây sốc, chi bạo ký Mbappe thay Ronaldo
- Đua trụ hạng V
- Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
- Lễ hội áo dài “Linh phụng”: Tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa Huế
- Thanh Hóa: Bắt 2 anh em ruột liên tiếp gây ra 2 vụ cướp giật tài sản
- Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu