当前位置:首页 > World Cup

【kq bđ y】Truyền thông cân bằng giả tạo và hệ luỵ hoài nghi vắcxin

Cứ xem qua một số tựa bài báo trong vài ngày qua là rõ: “Tiêm vắcxin Quinvaxem: bộ nói an toàn,ềnthôngcânbằnggiảtạovàhệluỵhoàinghivắkq bđ y trẻ vẫn tử vong”, “Thêm trẻ tử vong sau tiêm vắcxin Quinvaxem”, “Thót ruột với Quinvaxem!”, “Vụ bé gái chết sau khi tiêm Quinvaxem: 40 triệu đồng “mua” sự im lặng”, “Ngành y tế tỉnh Bạc Liêu có “mua” sự im lặng?”

Người làm báo phải hoài nghi

Không thể trách giới truyền thông khi luôn tìm kiếm mối liên hệ nhân quả giữa Quinvaxem và những sự cố sau tiêm ngừa, dẫu cho giới chuyên môn đã đưa ra bao lời giải thích và minh oan cho vắcxin. Không thể trách truyền thông nước ta vì ngay cả ở những nước phát triển, báo chí vẫn vào cuộc mạnh mẽ vì “hoài nghi” là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ người làm báo nào.

Tuy nhiên, ở nước ta, sự cố sau tiêm ngừa luôn được báo chí quan tâm đặc biệt vì nó cứ lặp đi lặp lại suốt nhiều năm qua (dù có thể chỉ là ngẫu nhiên!), khiến cả xã hội hoang mang và người lãnh đủ không ai khác là những em bé vô tội. Ca tử vong sau tiêm Quinvaxem ở Bạc Liêu là vào ngày 24.11, nhưng trước đó hai tuần là một ca tử vong ở Quảng Trị – nơi được cả nước biết tiếng vì chuyện ba trẻ sơ sinh cùng tử vong sau tiêm vắcxin viêm gan B hồi tháng 7 năm nay.

Có lý do để báo chí nước ta luôn đặt dấu hỏi lớn về những sự cố sau tiêm vắcxin. Trước nhất là sự không đồng thuận từ chính giới khoa học. Trong khi GS Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, luôn khẳng định Quinvaxem là an toàn, thì PGS.TS Đỗ Sỹ Hiển, nguyên chủ nhiệm dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, lại luôn lo ngại. Ông nói: “Cần biết rằng, ngay Hàn Quốc, nước sản xuất Quinvaxem người ta cũng không sử dụng. Họ làm ra chỉ bán cho nước khác, còn người dân của họ sử dụng vắcxin tốt, nước ta nghèo nên phải chịu”.

Nhưng lý do lớn nhất khiến báo chí “hoài nghi” về vắcxin là từ sự thiếu minh bạch của giới trách nhiệm. Bốn tháng sau vụ ba trẻ tử vong ở Quảng Trị, sự kiện đau lòng nhất trong lịch sử chích ngừa Việt Nam, nguyên nhân cuối cùng vẫn chưa thống nhất dù có thông tin từ cơ quan công an cho rằng do nhân viên y tế chích nhầm thuốc co bóp tử cung (!?). Nhưng cũng bất ngờ, trong khi giới chức năng chưa thống nhất nguyên nhân sự cố ở Quảng Trị, thì chỉ hai ngày sau sự cố ở Bạc Liêu, bộ Y tế đã mạnh mẽ loại trừ nguyên nhân do vắcxin và thực hành tiêm chủng. 

Tuy nhiên, một bác sĩ nhi khoa kỳ cựu (giấu tên) băn khoăn: “Hai ca tử vong sau tiêm Quinvaxem vừa qua đều xảy ra ở những địa bàn xa xôi, điều đó đặt ra khả năng nhân viên y tế đã khám sàng lọc không kỹ, không phát hiện được bệnh có chống chỉ định tiêm chủng”. Vị bác sĩ này cũng cho rằng có khả năng giới truyền thông bị tác động từ những người ủng hộ sử dụng vắcxin thay thế Quinvaxem, bởi vắcxin này đắt tiền hơn nhiều và là vắcxin dịch vụ chứ không miễn phí.

Truyền thông cân bằng giả tạo

Sự “soi mói” của giới truyền thông về vắcxin chắc hẳn làm giới quản lý phải bực mình. Cũng dễ hiểu, vì sau những thông tin về sự cố sau tiêm ngừa được đăng tải, tình hình tiêm chủng luôn bị ảnh hưởng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Ở Úc, trong vài năm qua, nhiều trẻ sống trong vùng dịch ho gà phải chết oan vì tỷ lệ chích ho gà ở đó rất thấp. Báo chí bị trách cứ vì trước đó có nhiều bài báo đã đặt lại giá trị của chích ngừa khi xảy ra vài ca tai biến sau tiêm vắcxin. Tương tự, báo chí cũng bị trách cứ một phần vì góp phần tạo ra cơn dịch sởi tệ hại kéo dài tám tháng ở Swansea (xứ Wales) từ tháng 11 năm trước đến tháng 7 năm nay, khiến 1.219 trẻ mắc và một người lớn tử vong!

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến tác động của báo chí với phong trào chích ngừa, trong đó đáng lưu ý là nghiên cứu của Graham Dixon và Christopher Clarke, khoa Truyền thông đại học Cornell (Hoa Kỳ), công bố trên tạp chí Health Education Research vào tháng 10.2012. Người ta chia 320 sinh viên đại học thành ba nhóm: nhóm đọc những bài báo chứa đầy đủ thông tin ủng hộ lẫn phản bác quan điểm chích ngừa gây ra bệnh tự kỷ, nhóm chỉ đọc thông tin ủng hộ và nhóm chỉ đọc thông tin phản bác. Kết quả cho thấy, nhóm sinh viên đọc những bài báo cân bằng (ủng hộ và phản bác) lại nghi ngờ về sự an toàn của vắcxin và không muốn con mình sau này chích ngừa nhiều hơn cả nhóm chỉ đọc những bài báo chống đối vắcxin! Trên tờ The Guardian, nhà sinh học người Úc Rachael Dunlop gọi những bài báo chứa quan điểm ủng hộ và phản bác vắcxin này bằng thuật ngữ “cân bằng giả tạo” (false balance), và bà đề nghị không nên để chúng xuất hiện vì quá nguy hiểm.

Tại Việt Nam, hiện tượng “cân bằng giả tạo” trên báo chí xuất hiện hẳn không ít, nhất là sau những sự cố nghiêm trọng sau chích ngừa. Tác động của những bài báo này đã được chứng minh, nhưng để thuyết phục giới truyền thông về hiệu quả của chích ngừa, chắc phải cần đến vai trò của nhiều phía. Một khi những cơ quan chức năng còn chưa minh bạch thông tin cho người dân, khi những nhà khoa học còn chưa đồng thuận, và khi những lợi ích vật chất có thể đan xen vào thì người dân hoàn toàn phải chịu thiệt vì những thông tin chưa chuẩn xác từ báo chí, từ đó có thể dẫn đến những quyết định sai lầm. Rachael Dunlop viết: “Với chích ngừa, không cần phải tranh cãi. Chích ngừa là khoa học và những lợi ích của nó vượt xa nguy cơ. Không cần phải cân bằng”.

Theo SGTT

分享到: