Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết,ốcvớihìnhảnhhạtgiốngđầutiênnảymầmtrênMặtTrăty le keo bd hom nay các nhiệm vụ khoa học của Hằng Nga 4 bao gồm: quan sát thiên văn vô tuyến tần số thấp, khảo sát địa hình và địa chất, phát hiện thành phần khoáng vật và cấu trúc bề mặt mặt trăng, đo bức xạ neutron và nguyên tử trung tính để nghiên cứu môi trường ở vùng tối của mặt trăng.
Tàu Hằng Nga-4 cũng được trang bị các thiết bị do các nhà khoa học Trung Quốc, Thụy Điển và Đức phát triển để nghiên cứu môi trường mặt trăng, bức xạ vũ trụ và sự tương tác giữa gió mặt trời với bề mặt mặt trăng. Tàu đã thả một robot có tên Thỏ Ngọc-2 để thực hiện các thí nghiệm trong miệng núi lửa Von Kármán.
Ngày 3/1/2019, sau khi đáp xuống phần tối của mặt trăng, tàu Hằng Nga-4 cũng ngay lập tức tiến hành thí nghiệm sinh quyển đầu tiên trên đây. Ngày 4/1, CNSA công bố một bức ảnh chụp lại khoảnh khắc bộ phận di chuyển để thăm dò có tên gọi Thỏ Ngọc 2 rời tàu Hằng Nga 4.
Trên đường đi, Hằng Nga 4 mang theo các loại hạt như: hạt bông, giấm nho, khoai tây và cải, cũng như trứng ruồi giấm và men bia. Tất cả đều được bảo quản trong điều kiện “ngủ đông nhân tạo”, được đặt trong hộp chứa cao 18 cm với đủ không khí, nước và đất - tạo thành một sinh quyển mini. Đây là những loại hạt giống thuộc nhóm thực vật có thể sống sót trong môi trường khép kín và tương đối khắc nghiệt.