【kết quả trận thổ nhĩ kỳ hôm nay】Hai bệnh nhi hồi sinh kỳ tích sau ca ghép gan đặc biệt

  发布时间:2025-01-10 00:51:27   作者:玩站小弟   我要评论
BV Hữu nghị Việt Đức thực hiện hai ca ghép tạng kỳ tíchGhép thận thành công cho bệnh nhi suy thận gi kết quả trận thổ nhĩ kỳ hôm nay。
hai benh nhi hoi sinh ky tich sau ca ghep gan dac bietBV Hữu nghị Việt Đức thực hiện hai ca ghép tạng kỳ tích
hai benh nhi hoi sinh ky tich sau ca ghep gan dac bietGhép thận thành công cho bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối
hai benh nhi hoi sinh ky tich sau ca ghep gan dac bietBệnh nhân của ca ghép phổi kỳ tích được xuất hiện
hai benh nhi hoi sinh ky tich sau ca ghep gan dac bietBộ trưởng Y tế khen thưởng thành tích ghép tạng xuất sắc của BV Việt Đức
hai benh nhi hoi sinh ky tich sau ca ghep gan dac bietGhép tạng Việt Nam đạt nhiều thành tựu lớn
hai benh nhi hoi sinh ky tich sau ca ghep gan dac bietEm bé ra đời trong “ca mổ đặc biệt” đang tiến triển tốt

Theệnhnhihồisinhkỳtíchsaucaghépganđặcbiệkết quả trận thổ nhĩ kỳ hôm nayo đó, chỉ trong hai ngày 24 đến 26/2/2020, trong thời điểm phải căng thẳng chống chọi với dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các bác sỹ của Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công hai ca ghép gan cho hai bệnh nhi nhỏ tuổi là T.H.A là nữ, 20 tháng tuổi, nặng 9.5kg, Phú Thọ và bé T.G.B, nam, 9 tháng, nặng 7.5kg, Quảng Ngãi.

hai benh nhi hoi sinh ky tich sau ca ghep gan dac biet
Các bác sỹ đang thực hiện phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

Cả hai bệnh nhi đều có bệnh gan giai đoạn cuối do các biến chứng nặng của bệnh teo đường mật bẩm sinh có nguy cơ tử vong.

TS.BS cao cấp Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan Mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, teo đường mật bẩm sinh là dị tật bẩm sinh nặng của hệ thống đường mật, gây tổn thương đường mật trong và ngoài gan, khiến sự dẫn mật bị ứ trệ và gây hậu quả xơ gan mật và các biến chứng nặng nề, bệnh nhi có thể tử vong do xuất huyết tiêu hóa nặng hoặc hôn mê gan.

Cả hai bệnh nhi T.H.A và T.G.B nhập viện đều có tình trạng xơ gan nặng mất bù và có nhiều các biến chứng nặng đe dọa tử vong như xuất huyết tiêu hóa do ăng áp lực tĩnh mạch cửa, nhiễm trùng đường mật tái diễn, suy chức năng gan…

Sau khi tiếp nhận ca bệnh, các bác sỹ của Bệnh viện Nhi Trung ương đã hội chẩn và đưa ra quyết định ghép gan là biện pháp duy nhất có thể cứu sống bệnh nhi.

Tuy nhiên, theo TS. Hoa, đây là quyết định rất khó khăn trong hoàn cảnh bệnh viện đang cùng cả nước phải dồn nhân lực cho cuộc chiến chống dịch Covid-19, hơn nữa bệnh nhi đang trong tình trạng nặng, một trong hai bệnh nhi là trẻ rất nhỏ (bé T.G.B chỉ mới 9 tháng tuổi).

Cũng theo chuyên gia này, ghép gan nói chung là phẫu thuật khó, trong đó ghép gan cho hai bé T.H.A và T.G.B còn đặc biệt khó khăn do cấu trúc giải phẫu phức tạp, tình trạng bệnh nền nặng, yêu cầu trình độ cao về phẫu thuật, gây mê hồi sức và chăm sóc trước trong và sau mổ.

Chia sẻ kỹ hơn về khó khăn của hai ca ghép gan, TS.BS. Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương kiêm Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Nội soi Nhi khoa cho biết, khó khăn nhất với trường hợp bệnh nhi T.H.A nằm ở bất thường khi giải phẫu gan của người mẹ cần các kỹ thuật tạo hình mạch máu.

Ca bệnh thứ hai là bé T.G.B, 9 tháng tuổi có khó khăn hơn do mức độ xơ gan nặng, tĩnh mạch cửa (một tĩnh mạch cấp máu quan trọng cho gan) bị xơ hẹp. Trong mổ các bác sỹ đã phải thực hiện rất nhiều thủ thuật để tăng cường lượng máu cho tĩnh mạch cửa. Trong khi đó, bên phía người cho cũng có bất thường hệ thống động mạch cung cấp cho mảnh gan ghép.

Ngoài ra, ở trẻ nhỏ, theo TS.Hiền, một khó khăn khác là khẩu kính động mạch gan rất nhỏ chỉ 2mm do vậy các bác sỹ phải sử dụng kính hiển vi phẫu thuật để nối hai đầu động mạch.

"Ca mổ đầu tiên diễn ra trong 9 giờ và ca thứ hai kéo dài hơn, khoảng 10 giờ đồng hồ. Tình trạng sau mổ tạm thời ổn định, bệnh nhi đã được chăm sóc tích cực sau phẫu thuật và hiện được theo dõi, điều trị và chăm sóc tại Khoa Gan Mật, Trung tâm Tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương", TS. Hiền chia sẻ thêm.

Được biết, từ ca ghép đầu tiên năm 2005, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép gan thành công cho 18 trường hợp, trong đó đa số là trẻ có cân nặng dưới 10kg.

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng là một trong những cơ sở y tế thực hiện những ca ghép gan đầu tiên của Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực Ngoại Nhi.

"2 ca ghép gan thành công trong đó có một trẻ chỉ mới 9 tháng tuổi một lần nữa đánh dấu các bước tiến bộ về kỹ thuật ghép tạng và các nỗ lực của bệnh viện trong điều trị các bệnh nhi không may mắc bệnh hiểm nghèo", Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương tự hào nói.

Theo GS. Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, mặc dù có nhiều trung tâm ghép gan cho người lớn, nhưng cả nước chỉ có 3 bệnh viện là Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Vinmec và Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi đã thực hiện thành công những ca ghép gan trên trẻ em, đặc biệt là các ca ghép khó như ghép gan ở trẻ em nhỏ, trẻ có cân nặng thấp, ghép gan từ người cho không phù hợp nhóm máu.

相关文章

最新评论