当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【nhận định anderlecht】Sữa Việt “đặt chân” đến 46 thị trường

kim ngach xuat khau tang vot sua viet dat chan den 46 thi truongDoanh thu xuất khẩu sữa của Vinamilk tăng hơn 15%
kim ngach xuat khau tang vot sua viet dat chan den 46 thi truongThênh thang cơ hội xuất khẩu sữa
kim ngach xuat khau tang vot sua viet dat chan den 46 thi truongSữa Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
kim ngach xuat khau tang vot sua viet dat chan den 46 thi truong
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Xuất khẩu tăng hơn 24%

Phát biểu tại Diễn đàn tầm nhìn và đối thoại PPP ngành hàng chăn nuôi diễn ra sáng nay 24/9,ữaViệtđặtchânđếnthịtrườnhận định anderlecht tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá: Đối với ngành chăn nuôi, chăn nuôi bò sữa đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua, chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đang phát triển tốt và từng bước hình thành ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa hiện đại so với khu vực và thế giới.

Năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành sữa đạt 109.000 tỷ đồng (khoảng 4.781 triệu USD). Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 châu Á về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa. Nhiều chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng trong chăn nuôi bò sữa đã được hình thành và phát triển hiệu quả.

Tỷ lệ liên kết chuỗi trong chăn nuôi bò sữa chiếm gần 100%, cao nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa cũng là một trong những lĩnh vực có tiềm năng thu hút đầu tư lớn nhất của ngành nông nghiệp. Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam được người tiêu dùng trong nước và nhiều nước trong khu vực tin dùng, nhất là thị trường Trung Quốc và các nước Trung Đông.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sữa đạt 149,18 triệu USD, tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Phạm Văn Duy, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Hiện nay, sữa Việt đã được xuất khẩu tới 46 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường các nước Trung Đông chiếm tới hơn 70%.

7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sữa sang hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh. Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Iraq đạt 88,28 triệu USD, tăng 29,37%; tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 11,59 triệu USD, tăng 52,9%.

Xét về mặt cơ cấu, mặt hàng sữa bột chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm, đạt 72,09 triệu USD, tăng 89,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng đầu

Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sữa lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau thị trường Mỹ) với tổng giá trị khoảng 60 tỷ USD và mức tiêu thụ sản phẩm sữa bình quân đầu người liên tục tăng. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nguồn cung sữa nội địa của Trung Quốc hiện chỉ sản xuất đủ đáp ứng 75% nhu cầu sữa trên thị trường nội địa.

Ông Duy nhận định, thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu sữa hàng đầu của Việt Nam. Nghị định thư về xuất khẩu sữa Việt Nam sang Trung Quốc đã được các cơ quan nhà nước phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu sữa hàng đầu của Việt Nam triển khai.

Dự kiến sẽ có lô xuất khẩu đầu tiên sang Trung Quốc theo Nghị định thư trong năm nay. Khi các doanh nghiệp Việt Nam chính thức được xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng để vươn lên vị trí thứ nhất.

“Trung Quốc là thị trường khó tính, quy định kiểm soát có thay đổi thường xuyên. Để giải quyết vấn đề, thúc đẩy xuất khẩu sữa sang Trung Quốc cần nắm đầy đủ và thực hiện đúng nội dung quy định trong Nghị định thư. Với các thị trường khác như Indonesia, Malaysia, Philippiness…, cần chú ý tập quán tiêu dung về sản phẩm, nghiên cứu kỹ thị trường” ông Duy nói.

Cũng theo ông Duy, bên cạnh vấn đề nghiên cứu, hiểu được thị trường xuất khẩu, về khâu sản xuất cần áp dụng quy trình sản xuất chế biến gắn với công nghệ cao nhằm hạ giá thành, đảm bảo sự ổn định; đồng thời đẩy mạnh công tác quản bá thương hiệu cho sản phẩm…

Xung quanh câu chuyện sản xuất, xuất khẩu sữa, nhất là khi Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, điển hình như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) nêu quan điểm: Để thúc đẩy xuất khẩu sữa, đặc biệt là sang thị trường EU, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ hình thành hợp tác xã và tăng liên kết với doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng theo chuỗi, đầu tư vào hệ thống phân phối; tập trung vào chất lượng, an toàn thực phẩm, xây dựng hình ảnh sữa và sản phẩm sữa Việt Nam thông qua chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn hữu cơ.

“Doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược thị trường rõ ràng; nghiên cứu tìm kiếm thị trường ngách thích hợp với năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường EU để sẵn sàng tiếp cận thị trường này khi được cấp phép…”, ông Thắng nhấn mạnh.

分享到: