Xử lý nhiều vụ vi phạm về hàng giả,àNộixửlývụviphạmvềhoạtđộngthươngmạiđiệntửlịch thi đấu bóng đá quốc gia tây ban nha kém chất lượng trong hoạt động thương mại điện tử Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, sau 3 năm triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 6.564 vụ, xử lý 6.488 vụ việc vi phạm về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Phạt hành chính, truy thu thuế 753 tỷ đồng. Trong đó, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phát hiện, xử lý 988 vụ; phạt hành chính trên 13,3 tỷ đồng. Trị giá hàng vi phạm trên 25,5 tỷ đồng. Công an thành phố Hà Nội kiểm tra 112 vụ, xử lý 70 vụ vi phạm; xử lý hình sự 42 vụ đối với 76 đối tượng. Phạt hành chính trên 2,8 tỷ đồng. Mặc dù lực lượng chức năng đã tích cực vào cuộc ngăn chặn hiện tượng lợi dụng thương mại điện tử để buôn bán hàng lậu, hàng giả… tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra gặp nhiều khó khăn, bất cập. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, một trong những rào cản lớn nhất của công tác quản lý việc kinh doanh thương mại điện tử là tỷ lệ cá nhân, tổ chức đăng ký, thông báo theo đúng quy định khi tham gia hoạt động TMĐT vẫn còn thấp. Việc thực hiện xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp gian lận cũng gặp khó khi các website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, hoặc địa chỉ không đúng gây khó khăn cho việc kiểm tra. Bên cạnh đó phần lớn các đối tượng sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok... các giao dịch, thanh toán trên mạng đều bị hủy, xóa dấu vết rất nhanh gây khó cho quá trình phát hiện, kiểm tra, xử lý. Điều này dẫn đến lực lượng chức năng gặp khó khăn trong việc xác định tính chất, quy mô, địa chỉ và hàng hóa vi phạm. Để khắc phục những bất cập này, BCĐ 389 TP Hà Nội kiến nghị các Bộ, ngành nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách quản lý hoạt động giao dịch điện tử. Theo đó, cần có cơ chế hướng dẫn, quản lý các mạng xã hội, bổ sung hệ thống tra cứu dễ dàng (cách nhận biết đăng ký/thông báo theo quy định …); tăng tính chịu trách nhiệm của chủ kênh/tài khoản trên mạng xã hội, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hành vi sai phạm, lợi dụng mạng xã hội để hoạt động kinh doanh trái quy định pháp luật. Hà Nội xử lý 6.488 vụ vi phạm thương mại điện tử. Ảnh: Kinhtedothi |