Lao đao vì Covid,đaovìCovidthưởngTếtsẽthếnàbảng xêp hạng c1 thưởng Tết 2021 sẽ thế nào?
Các doanh nghiệp bước đầu dự báo mức thưởng Tết trong năm 2021 sẽ không có nhiều biến động, thậm chí không tăng so với năm ngoái...
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa năm 2020 sẽ khép lại, vấn đề thưởng Tết lại là câu chuyện "đến hẹn lại lên". Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp cho biết chưa có kế hoạch cụ thể về việc thưởng Tết, nhìn chung theo dự báo mức thưởng khó tăng so với năm ngoái.
Mức thưởng sẽ khó tăng
Qua gần một năm đầy biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhắc đến chuyện thưởng Tết ở thời điểm này, nhiều doanh nghiệp cho rằng "vẫn còn quá sớm", trong khi người lao động thì bắt đầu thấp thỏm mong chờ.
Chị Nguyễn Thị Nga, hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp FDI chuyên về sản xuất hàng may mặc tại tỉnh Thái Bình chia sẻ, công ty thường đến hạn chót mới công bố thưởng Tết nên chưa rõ năm nay thưởng sẽ ở mức bao nhiêu.
Theo chị Nga, công ty bắt đầu khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19nên chỉ hy vọng mức thưởng Tết được bằng năm ngoái (năm 2020 mức thưởng trung bình là 9 triệu đồng-PV).
Trao đổi với VnEconomy, bà Phạm Thị Ngọc Phượng, Trưởng phòng nhân sự Big C Thái Nguyên cho biết, với đơn vị này thưởng Tết luôn là chính sách của công ty đối với các nhân viên gắn bó lâu dài. Thông thường, mức thưởng sẽ là một tháng lương cơ bản, tuy nhiên mức cao hay thấp còn tùy theo mức lương thâm niên của mỗi nhân viên, trung bình từ 5 triệu đồng trở lên.
Nhận định về mức thưởng Tết trong năm 2021, bà Phượng đánh giá có lẽ ít có sự thay đổi, tuy nhiên công ty sẽ cố gắng không giảm thưởng của người lao động, thấp nhất vẫn bằng mức trung bình của năm 2020.
Còn theo chia sẻ của bà Cao Thị Minh Xuyến, chuyên viên nhân sự Công ty TNHH Phúc Bình thì năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh thu của công ty bị sụt giảm đáng kể. "Mặc dù vậy, ban lãnh đạo công ty có trao đổi là sẽ cố gắng để giữ nguyên mức thưởng Tết bằng năm ngoái cho người lao động, còn để tăng mức thưởng trong bối cảnh năm nay sẽ rất khó", bà Xuyến phân trần.
Cũng theo bà Xuyến, năm 2020 mức thưởng Tết của công ty đối với người lao động là một tháng lương, tuy nhiên tùy theo vị trí mà mức thưởng sẽ khác nhau, từ 5 triệu đồng đến trên 10 triệu đồng.
Sụt giảm doanh thu cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp khác, song theo bà Trần Thị Thu Hằng, Phụ trách hành chính Công ty Minh Tiến thì mức thưởng Tết bao nhiêu cần phải hài hòa dựa trên khả năng cân đối tài chính của công ty, nhưng cũng phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Hiện nhiều công ty cũng coi đây là một yếu tố cạnh tranh để giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Không tiết lộ cụ thể về dự báo mức thưởng trong năm 2021 song theo bà Hằng, mức thưởng bao nhiêu còn tùy thuộc sự cống hiến cho công ty. Bà Hà cho biết, năm 2020, mức thưởng Tết của doanh nghiệp này là 10 -15 triệu đồng, ngoài ra còn có thêm các phần quà để khuyến khích thêm cho người lao động, việc thưởng cũng được công bố công khai theo quy chế của công ty.
Ở một doanh nghiệp về mảng thương mại bán lẻ khác, bà Đặng Thị Nhạn, Chuyên viên tuyển dụng Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Bách Tường Phát cũng khẳng định, dù năm nay tình hình chung là khó khăn, nhưng doanh nghiệp cố gắng chấp hành đúng những chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động.
"Năm ngoái ngoài việc thưởng tháng lương thứ 13, công ty còn có thêm quà Tết, một số chính sách thưởng khác. Còn năm nay, theo dự kiến mức thưởng sẽ không biến động nhiều, có chăng sẽ giảm một chút chứ khó có thể bằng năm ngoái được. Mặc dù vậy, công ty sẽ cố gắng đảm bảo các điều kiện thưởng cơ bản theo quy định của luật", bà Nhạn chia sẻ.
Thưởng tết bằng hiện vật nên hay không?
Trên thực tế, luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng Tết cho người lao động. Tuy nhiên, theo Điều 103 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phải được công khai tại nơi làm việc.
Như vậy, từ năm 2021, người sử dụng lao động được phép thưởng cho người lao động không chỉ bằng tiền mà còn có thể bằng tài sản hoặc các hình thức khác.
Theo ý kiến của bà Trần Thị Thu Hằng (Công ty Minh Tiến), bên cạnh thưởng tiền, việc doanh nghiệp thưởng Tếtbằng hiện vật cho người lao động cũng là một cách để kích cầu tiêu dùng, ủng hộ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, việc thưởng bằng sản phẩm chỉ nên ở mức vừa phải, còn nếu quá nhu cầu sử dụng của người lao động thì cũng không hợp lý.
Trực tiếp kết nối giữa nhân sự và doanh nghiệp, bà Đặng Thị Nhạn (Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Bách Tường Phát) đánh giá việc thưởng Tếtbằng hiện vật nếu quy định cứng thì sẽ hơi cứng nhắc.
"Tôi nghĩ mỗi doanh nghiệp sẽ có cách cân đối chế độ thưởng để cả doanh nghiệp và người lao động đều win – win. Chẳng hạn ở công ty chúng tôi, với những sản phẩm có giá trị lớn như một cái ghế massage có giá trị vài chục triệu đồng, loại đắt trên 300 triệu đồng, nếu như thưởng sản phẩm này cho người lao động thì bất hợp lý. Do đó, thưởng hình thức nào tùy thuộc tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp", bà Nhạn cho biết.
Dù không đưa ra nhận định cụ thể về mức thưởng Tết trong năm 2021, song trao đổi với VnEconomy, TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thì năm nay tình hình chung là thưởng Tết khó tăng, thậm chí nhiều nơi có thể thấp hơn. Theo bà Hương, thưởng Tết có nhiều cách chứ không nhất thiết bằng tiền, thưởng hiện vật cũng là cách quảng cáo sản phẩm của công ty.
"Thưởng bao nhiêu, bằng hình thức nào là quyền của doanh nghiệp, nên để hai bên thương lượng với nhau theo thỏa ước lao động tập thể. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tôi nghĩ rằng việc thưởng hiện vật cũng là sự chia sẻ của người lao động với doanh nghiệp, vấn đề cần nhìn nhận ở cả hai phía thì mới tạo nên mối quan hệ hài hòa tốt đẹp giữa doanh nghiệp và người lao động", bà Hương nêu quan điểm.
Cũng chia sẻ về quy định ngoài thưởng tiền, người sử dụng lao động có thể thưởng cho người lao động bằng hiện vật từ năm 2021, ông Lê Quang Trung, nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đánh giá, quy định này hết sức thực tiễn và linh hoạt trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động.
Mặc dù vậy, ông Trung lưu ý, cần tuân theo nguyên tắc có lợi cho người lao động, theo đó khi xác định hình thức thưởng Tết, cần lấy ý kiến của công đoàn trên cơ sở công đoàn đã lấy ý kiến của người lao động.
Dự báo về mức thưởng Tết năm nay, ông Trung cho rằng sẽ là một năm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. "Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nhiều người sử dụng lao động vẫn quan tâm đến thưởng Tết để tạo môi trường tốt sau dịch Covid-19, với những đơn vị sản xuất kinh doanh được thì họ vẫn đảm bảo các chế độ để giữ chân người lao động", ông Trung cho biết.
Còn theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, dự báo với những doanh nghiệp kinh doanh tốt thì vẫn sẽ duy trì thưởng Tết, ngược lại với các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh thì sẽ có thể cắt giảm một chút.
Liên quan đến quy định thưởng khác bằng hiện vật, ông Mạc Quốc Anh cho rằng, với những doanh nghiệp sản xuất trong trường hợp quá khó khăn không có tiền mặt thì hoàn toàn có thể thưởng bằng hình thức này.