游客发表
Hai mươi năm không phải là khoảng thời gian quá dài,ộtchặngđườngthơsoi kèo fortuna nhưng vừa vặn để có thể đánh giá thành tựu của lĩnh vực thơ ca Hậu Giang sau một hành trình vượt khó để gầy dựng lực lượng, cống hiến và trưởng thành.
Những gương mặt sáng tác trẻ đầy tiềm năng nhận giải trong Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật năm 2024 vừa diễn ra cách đây không lâu.
Tạo nền và ghi dấu
Khi mới chia tách tỉnh, lực lượng văn - nghệ sĩ về Hậu Giang rất ít. Tuy nhiên, với các nhà thơ, gần 10 năm đầu là khoảng thời gian đáng nhớ nhất. Bởi họ hoạt động sôi nổi, nhiều cảm hứng sáng tác bám sát hơi thở cuộc sống và có rất nhiều tác phẩm hay.
Nhà thơ Huỳnh Thị Nguyệt, Phân hội Văn học, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, nhớ lại: “Lúc đó, gần 10 thành viên của Phân hội Văn học, đa phần là các nhà thơ, đã cùng thành lập Câu lạc bộ văn thơ, tổ chức giao lưu thường xuyên ở các huyện, thị, thành phố rất là vui. Chúng tôi ai nấy mang trong mình sự nhiệt huyết và hăm hở, vừa muốn phản ánh bức tranh của Hậu Giang với những thành tựu ban đầu, vừa muốn định hình nét riêng, để hòa vào sự phát triển chung của các phân hội khác, các nhà thơ khu vực và cả nước”...
Những nhà thơ lúc ban đầu như Thanh Huyền, Đức Thành, Trúc Linh Lan, Nguyễn Anh Mỹ, Huỳnh Thị Nguyệt... dần tạo nên nét riêng cho thơ ca Hậu Giang bằng những vần thơ ngọt ngào, bám sát đề tài ca ngợi quê hương, đất nước tình yêu đôi lứa, những thành tựu của Hậu Giang.
Từ nền tảng ban đầu, một số cây bút khác dần tham gia và bắt nhịp, tạo nên thế hệ tiếp theo đầy nội lực, khẳng định bằng những tác phẩm hay, đi vào lòng người, bám sát những chuyển biến của quê hương Hậu Giang. Trong đó, phải kể đến tác giả Sao Mai, Bảo Bình, Tuyết Băng, Huỳnh Ngọc Huy Tùng, Nguyễn Hữu Trọng, Nguyễn Kim Hương...
Các nhà thơ được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn, trại sáng tác và những chuyến đi thực tế trong, ngoài tỉnh, để có thêm kiến thức, trải nghiệm cuộc sống và nuôi dưỡng cảm xúc. Từng bước một, họ đã tạo cho mình một nét riêng, làm cho bức tranh thơ Hậu Giang thêm đậm đà hương sắc.
Hàng chục tập thơ in chung, in riêng đã ra đời trong khoảng thời gian này, đã là những điểm sáng cho mảng thơ, góp phần tạo nên thành tựu chung cho văn học nghệ thuật Hậu Giang.
Phát huy sức trẻ
Những năm gần đây, lĩnh vực văn thơ có vẻ trầm lắng, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhận thấy điều này, Hội Văn học Nghệ thuật mở rộng phạm vi hoạt động, tìm kiếm đội ngũ những người yêu sáng tác, là những giáo viên, học sinh.
Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, chia sẻ: “Chúng tôi đã chủ động đi giao lưu thơ, nhạc đến các trường THPT trong tỉnh. Ban đầu là giới thiệu tác phẩm, kết nối những tâm hồn yêu nghệ thuật với nhau. Chúng tôi mở trang văn thơ học đường, tổ chức cuộc thi sáng tác văn, thơ dành cho giáo viên, học sinh và sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều điều kiện để cho các nhà thơ phát huy khả năng, những ai yêu thơ, nhất là học sinh, sinh viên có sân chơi để thể hiện, có nơi để học tập, trau dồi và nuôi dưỡng cảm xúc”.
Đã có 10 câu lạc bộ văn thơ được thành lập trong hơn 1 năm qua. Hội Văn học Nghệ thuật luôn có mặt trong những buổi giao lưu để động viên, chia sẻ, khơi nguồn, giúp cho các tác giả trẻ có thêm sân chơi và động lực để phấn đấu, tôi rèn.
Đây là một hướng đi không mới, nhưng đột phá, mở hướng mới đầy hứng khởi cho mảng văn thơ, nhất là thơ, một thể loại thể hiện bằng cảm xúc. Những tác giả còn rất trẻ đã được tạo điều kiện đến với văn thơ và đã mạnh dạn sáng tác, dự thi và đoạt giải. Những cái tên như Ngọc My, Ý Đỗ, Nắng, Thảo Nhi, Gia Hưng, Ánh Dương..., đã dần xuất hiện trên Tạp chí Văn nghệ Hậu Giang và trong cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật vừa rồi, các em cũng đã góp mặt trong hơn 10 tác giả được giải thưởng.
Kết quả này là tín hiệu đáng mừng, khẳng định một hướng đi hiệu quả, để tiếp tục củng cố, nâng chất và xây dựng lực lượng những nhà thơ kế thừa.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接